3 Tháng đầu bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

10:43 - 07/11/2021 Lượt xem: 745 Tác giả: Thu Hoàng

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu thai phụ như thận, niệu quản, bàng quang… bị nhiễm khuẩn. Tuy bệnh rất thường gặp, nhưng không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện một cách rõ ràng, nên dễ khiến cho thai phụ không nhận biết được, dẫn đến bỏ qua hoặc điều trị không hiệu quả, làm bệnh tái phát nhiều lần.

1. Viêm đường tiết niệu khi mang thai là gì?

Viêm đường tiết niệu khi mang thai là tình trạng bất kỳ bộ phận nào của hệ tiết niệu thai phụ như thận, niệu quản, bàng quang… bị nhiễm khuẩn. Tuy bệnh rất thường gặp, nhưng không phải lúc nào các triệu chứng cũng xuất hiện một cách rõ ràng, nên dễ khiến cho thai phụ không nhận biết được, dẫn đến bỏ qua hoặc điều trị không hiệu quả, làm bệnh tái phát nhiều lần.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm tiết niệu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng như viêm bể thận ở mẹ, nguy cơ sảy thai, sinh non; em bé nhẹ cân, nhiễm khuẩn sơ sinh… 

Trong trường hợp bị nhiễm trùng tiết niệu, thai phụ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh theo phác đồ điều trị chuyên biệt, giúp đảm bảo cho một thai kỳ an toàn.

viêm đường tiết niệu

2. Triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai và ảnh hưởng của bệnh

Các triệu chứng của bà bầu bị viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên xuất hiện nhưng lượng nước tiểu thải ra đều rất ít.
  • Lúc tiểu có cảm giác nóng rát, tiểu rắt, khó tiểu.
  • hay có cảm giác buồn tiểu, tiểu xong không thấy thoải mái, khó chịu, ớn lạnh, một số trường hợp có thể thấy đau bụng dưới và có triệu chứng sốt nhẹ.
  • Trực tràng luôn có cảm giác bị đầy.
  • Thường xuyên bị đau lưng vùng dưới sườn, thường khó chịu ở bụng, bụng ì ạch.
  • Nước tiểu có màu đục, có mùi khai bất thường, có thể có lẫn máu nếu bị viêm nhiễm nặng.

Những ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của người mẹ:

  • Gây viêm nhiễm ở các cơ quan khác của cơ quan tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản,…
  • Viêm nhiễm lâu ngày ở ống niệu đạo có thể để lại những vết sẹo và gây hẹp niệu đạo.
  • Tình trạng nhiễm khuẩn ở các bộ phận khác của cơ quan tiết niệu có thể gây các biến chứng nguy hiểm: áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp,… đặc biệt là gây viêm bể thận cấp.

Ảnh hưởng đến thai nhi:

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Nếu có sinh non xảy ra, thai nhi có nguy cơ mắc các biến chứng của sinh non như: suy hô hấp, các biến chứng tiêu hóa, hạ đường huyết,....

3. Chẩn đoán và điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai 3 tháng đầu

viêm đường tiết niệu

Ngoài những triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán nhiễm khuẩn đều thực hiện trực tiếp với nước tiểu của sản phụ. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Cấy vi trùng trên mẫu nước tiểu giữa dòng để kiểm tra tiết niệu không có triệu chứng.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra viêm nhiễm ở niệu đạo, viêm bàng quang hoặc viêm thận.
  • Xét nghiệm chức năng thận, Tổng phân tích máu, CRP, men gan.
  • Khám phụ khoa kiểm tra viêm nhiễm.

Viêm nhiễm đường tiết niệu một khi đã được chẩn đoán sẽ được chỉ định điều trị, bằng các thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh được kê là những thuốc an toàn với thai kỳ. Nếu mẹ bầu có bất kì dấu hiệu bất thường hay thắc mắc nên đi kiểm tra để được thăm khám và chẩn đoán sớm cũng như điều trị kịp thời nhé. 

 

Bài viết liên quan

Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị