Âm đạo ở nữ giới và những điều cần biết?

10:20 - 11/09/2022 Lượt xem: 701 Tác giả: Thu Hoàng

Sức khỏe âm đạo là một phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của người phụ nữ. Thậm chí, các vấn đề về âm đạo còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, ham muốn tình dục. Ngoài ra, vấn đề về âm đạo cũng có thể làm cho phụ nữ căng thẳng, ảnh hưởng đến mối quan hệ và ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Vì vậy, cần tìm hiểu rõ hơn về âm đạo, vị trí chức năng, những yếu tố ảnh hưởng là quan trọng. Ngoài ra, phụ nữ cũng cần biết các dấu hiệu nào về âm đạo nên đi khám.

1. Âm đạo là gì?

âm đạo

Âm đạo là một phần mô cơ và ống của bộ phận sinh dục nữ, là một đường kênh hẹp, được cấu tạo bởi các cơ và bắt đầu dẫn từ cổ tử cung ra đến bên ngoài cơ thể. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một phần bởi một lớp màng mỏng, được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là khu vực cổ tử cung nối liền với âm đạo.

Nhiều người nhầm lẫn rằng âm đạo bao gồm cả một số bộ phận khác như môi âm hộ và âm vật. Trên thực tế, các bộ phận này thuộc một phần của âm hộ và nằm ngoài cấu tạo âm đạo, cụ thể:

  • Môi âm hộ: Bao gồm hai môi lớn và môi bé bao quanh lỗ âm đạo; 
  • Âm vật: Là khu vực rất nhạy cảm nằm gần đỉnh âm hộ, còn có tên gọi dân gian là hột le hay mồng đốc.

Cấu tạo của âm đạo bao gồm phần mô và ống của cơ quan sinh dục nữ kéo dài từ âm hộ đến tử cung. Về cơ bản âm đạo cấu tạo gồm 3 lớp:

  • Lớp thành âm đạo: Lớp này khá trơn, có dạng  lưới, bao gồm niêm mạc và các mô sinh học chứa nhiều dây thần kinh dẫn truyền.
  • Lớp giữa âm đạo: Lớp này được cấu tạo là một lớp cơ tròn nội mô yếu và bọc bên ngoài là lớp cơ mạnh mẽ hơn, có tác dụng co bóp mạnh khi sinh hoạt tình dục hoặc khi sinh.
  • Lớp trong âm đạo: Lớp trong cùng cấu tạo nên âm đạo là một lớp mô liên kết bên ngoài kết hợp với các mô chứa mạch máu, dây thần kinh cùng mạch bạch huyết.

Âm đạo là cơ quan quan trọng, giúp người phụ nữ có thể quan hệ tình dục với bạn tình và thực hiện chức năng sinh sản. Ngoài ra, đây cũng là nơi kinh nguyệt chảy ra định kỳ hàng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt.

Âm đạo có khả năng giãn nở rất tốt, không có kích thước cố định. Ở trạng thái bình thường, âm đạo có chiều dài khoảng 7 - 8 cm, ép chặt vào nhau. Nhưng khi kích thích, chiều dài âm đạo có thể lên tới 11cm, kích thước giãn nở trên 1.5 cm hoặc khi sinh lớn hơn nhiều lần.

2. Những vấn đề có thể ảnh hưởng đến âm đạo

Âm đạo là một ống cơ khép kín kéo dài từ âm hộ - bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ - đến cổ tử cung (cổ tử cung). Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của âm đạo, bao gồm:

Quan hệ tình dục:

âm đạo

Quan hệ tình dục không được bảo vệ có thể dẫn đến viêm nhiễm lây qua đường tình dục. Quan hệ mạnh mẽ hoặc chấn thương vùng xương chậu cũng có thể dẫn đến chấn thương âm đạo.

Một số điều kiện, vấn đề về y tế:

Chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, bệnh viêm vùng chậu, có thể gây ra đau khi quan hệ. Sẹo từ phẫu thuật vùng chậu và một số phương pháp điều trị ung thư cũng có thể khiến tình trạng tương tự. Ngoài ra, khi tự ý sử dụng một số loại kháng sinh làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.

Các sản phẩm ngừa thai và vệ sinh phụ nữ:

Các biện pháp tránh thai tạo rào cản, chẳng hạn như bao cao su, màng ngăn và chất diệt tinh trùng, có thể gây kích ứng âm đạo. Việc sử dụng thuốc xịt, chất khử mùi hoặc thụt rửa có thể gây kích ứng âm đạo hoặc làm cho kích ứng hiện tại trở nên tồi tệ hơn.

Mang thai và sinh nở:

Nếu bạn có thai, bạn sẽ ngừng kinh nguyệt cho đến khi em bé chào đời. Khi mang thai, dịch âm đạo thường tăng tiết dịch. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt tầng sinh môn - một vết mổ cắt phần tiền đình âm đạo để tạo lỗ mở to hơn đưa em bé ra ngoài - là cần thiết.

Vấn đề tâm lý:

Lo lắng và trầm cảm có thể góp phần vào mức độ kích thích âm đạo. Đồng thời góp phần dẫn đến sự khó chịu hoặc bị đau khi quan hệ tình dục. Chấn thương - chẳng hạn như lạm dụng tình dục - cũng có thể dẫn đến đau liên quan đến tình dục.

Nồng độ hocmon:

Thay đổi nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến âm đạo của bạn. Ví dụ, sản xuất estrogen giảm sau khi mãn kinh và trong thời kỳ cho con bú. Mất estrogen có thể làm cho niêm mạc âm đạo mỏng (teo âm đạo). Hậu quả sẽ bị đau khi quan hệ.

3. Những dấu hiệu về âm đạo cần đi khám bác sĩ?

âm đạo

  • Thay đổi màu sắc (vàng, xanh, nâu, xám đen, v.v.) , có mùi hôi dịch tiết âm đạo hoặc dịch tiết quá nhiều.
  • Âm đạo đỏ hoặc ngứa
  • Chảy máu âm đạo giữa các chi kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ hoặc sau khi mãn kinh.
  • Một khối hoặc phình ra trong hoặc gần ngoài.
  • Đau khi giao hợp.

Tóm lại, âm đạo là một phần rất quan trọng đối với quá trình sinh sản, cũng như đóng vai trò chính nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của cả nam lẫn nữ. Hiểu biết đầy đủ hơn về cấu tạo âm đạo cũng như các thông tin liên quan khác là cách giúp các bạn nữ có hướng chăm sóc và bảo vệ vùng kín phù hợp.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 2)
Cách tăng khả năng thụ thai đối với chị em bị buồng trứng đa nang
Vì sao nấm âm đạo dễ tái phát? Cách phòng điều trị hợp lý
Nang noãn có kích thước bao nhiêu thì rụng?
Bà bầu bị nấm âm đạo phải làm sao?