Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai đối với trẻ sơ sinh

09:38 - 03/08/2020 Lượt xem: 691

1. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai Khi trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai lúc đẻ ra thường thấp còi; chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng; ảnh hưởng đến não, gan, thận… Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ và […]

1. Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai

Khi trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai lúc đẻ ra thường thấp còi; chậm phát triển cả chiều cao, cân nặng; ảnh hưởng đến não, gan, thận…

Não bộ của trẻ phát triển rất mạnh trong ba tháng cuối của thai kỳ và 3 năm đầu khi sinh. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả làm cho não chậm phát triển; trẻ không được nhanh nhẹn thông minh như các bạn đồng trang lứa.

Bé dễ bị hạ thân nhiệt:

Trẻ suy dinh dưỡng rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài; nếu không được ủ ấm kịp thời, thân nhiệt của trẻ có thể bị giảm mạnh có thể gây hậu quả khó lường.

Người mẹ có thể chăm sóc con bằng cách ủ ấm cho trẻ như mặc áo ấm, găng tay, vớ chân cho bé; giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ấm.

Bé sẽ dễ bị nhiễm khuẩn:

Ảnh hưởng của thai suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vitamin; trong đó có vitamin A và C, là những chất rất quan trọng với hệ thống miễn dịch.

Nếu cơ thể trẻ thiếu những chất này sẽ làm bé dễ bị nhiễm bệnh hơn trước những tấn công của virus, vi khuẩn; các bệnh như tiêu chảy, khô mắt, sởi, viêm đường hô hấp bé dễ bị mắc phải hơn.

Đường huyết cũng dễ bị hạ:

Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị hạ đường huyết như trẻ rên nhẹ, khóc thét, run rẩy, co giật, tím tái, ngưng thở… Ðể hạn chế điều này, bạn cần cho trẻ bú sữa càng sớm càng tốt.

Mẹ bị suy dinh dưỡng bào thai, bé sinh ra thấp bé, nhẹ cân

Ngoài ra, cha mẹ cần có một bảng theo dõi chi tiết phát triển cân nặng, chiều cao của con xem kết quả như thế nào. Nếu tốt thì cần duy trì còn nếu không tốt cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Cân nặng, chiều cao phát triển chậm hơn trẻ bình thường:

Những bé bị suy dinh dưỡng bào thai luôn ốm yếu, gầy còm, chiều cao phát triển rất chậm. Người mẹ phải nỗ lực hết sức để cho trẻ bú sữa mẹ, và cần cho bú trong sáu tháng đầu. Khi bé ăn dặm được vẫn cần tiếp tục cho bú mẹ đến hai tuổi.

Bé có thể chịu những di chứng về tâm thần:

Một số trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng ở thể nhẹ, tức là cân nặng ít hơn trẻ bình thường nhưng vòng đầu vẫn không ảnh hưởng thì các bậc cha mẹ có thể yên tâm. Chỉ cần được chăm sóc tốt, các bé sẽ lại phát triển bình thường.

Tuy nhiên, một số trường hợp khác, trẻ suy dinh dưỡng ở mức độ cao, dù có thể sống sót nhưng trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu về thần kinh như chậm phát triển về thần kinh.

Người mẹ cần phối hợp với bác sĩ để kiểm tra việc này, nhằm có những cách hỗ trợ tốt nhất cho con.

2. Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai như thế nào?

Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng bào thai như thế nào?

Với những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai; việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ có tầm quan trọng đặc biệt:

– Cần ủ ấm trẻ thường xuyên, tốt nhất theo kiểu chuột túi.

– Theo dõi sát sao để phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu trẻ bị hạ thân nhiệt hay hạ đường máu, hạ canxi máu.

– Tắm rửa bằng nước sạch, thay băng rốn hằng ngày.

– Cho trẻ bú mẹ sớm, trong nửa giờ đầu sau khi lọt lòng mẹ; cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu đời, cho trẻ bú nhiều lần (kể cả ban đêm) hơn những trẻ có cân nặng bình thường. Nếu trẻ bú kém, cần vắt sữa mẹ ra cốc rồi cho ăn bằng thìa.

– Cho trẻ uống vitamin A, vitamin D và tiêm vaccin phòng bệnh đầy đủ theo quy định của y tế.

– Chỉ cho ăn bổ sung khi trẻ được 5 tháng tuổi, phải bảo đảm khẩu phần của trẻ có đủ dinh dưỡng cả về lượng và chất.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim