Axit béo Omega-3 là gì, có mấy loại omega-3?

14:53 - 25/03/2022 Lượt xem: 747 Tác giả: Thanh Nga

Axit béo omega-3 là một chất béo quan trọng cần phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều không biết Axit béo omega-3 là gì, thành phần của omega-3 cũng như các cách bổ sung chúng vào cơ thể.

1. Omega-3 là gì?

Omega-3 là một họ gồm các axit béo đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể và có lợi cho sức khỏe, vì cơ thể bạn không thể tự sản xuất ra omega-3, bạn phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày. Ba loại axit quan trọng nhất trong gia đình omega-3 là ALA (axit alpha-linolenic), DHA (axit docosahexaenoic) và EPA (axit eicosapentaenoic). ALA chủ yếu được tìm thấy trong thực vật, trong khi DHA và EPA thường tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và tảo.

Các loại thực phẩm phổ biến có nhiều axit béo omega-3 bao gồm cá béo, dầu cá, hạt lanh, hạt chia, dầu hạt lanh và quả óc chó.

Đối với những người không có thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm kể trên nên bổ sung omega-3 từ các nguồn khác, chẳng hạn như dầu cá hoặc dầu tảo.

2. Ba loại axit béo omega-3 chính quan trọng

Có ba loại axit béo omega-3 chính là ALA, DHA và EPA.

ALA

Alpha-linolenic acid (ALA) là axit béo omega-3 phổ biến nhất và rất cần bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn. ALA trong cơ thể chủ yếu được chuyển hóa thành năng lượng. Ngoài ra ALA cũng có thể được chuyển đổi thành các dạng hoạt tính sinh học khác của omega-3 là EPA và DHA. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này là không hiệu quả, do đó chỉ một tỷ lệ nhỏ ALA được chuyển đổi thành các dạng hoạt động nêu trên.

ALA được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, hạt chia, quả óc chó, hạt cây gai dầu và đậu nành.

DHA

Axit docosahexaenoic (DHA) là axit béo omega-3 quan trọng nhất trong cơ thể. DHA là một thành phần quan trọng trong cấu trúc của vỏ não, võng mạc mắt và nhiều bộ phận cơ thể khác.

Giống như EPA, DHA cũng được tìm thấy nhiều nhất trong các sản phẩm động vật như cá béo và dầu cá. Ngoài ra thịt, trứng và sữa từ động vật ăn cỏ cũng cung cấp một lượng DHA đáng kể.

EPA

Axit Eicosapentaenoic (EPA) được tìm thấy trong hầu hết các sản phẩm động vật, chẳng hạn như cá béo và dầu cá. Tuy nhiên, một số vi tảo cũng chứa EPA. EPA đảm nhiệm một số chức năng trong cơ thể con người. Ngoài ra một phần của EPA cũng có thể được chuyển đổi thành DHA.

3. Lợi ích của omega-3 đối với sức khỏe

Axit béo omega-3, đặc biệt là DHA, rất quan trọng đối với não và võng mạc, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Việc cung cấp đủ DHA trong thai kỳ sẽ mang nhiều lợi ích về sức khỏe và trí thông minh của em bé.

Ngoài ra, nếu omega-3 được bổ sung đầy đủ cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người lớn, đặc biệt là hai loại DHA và EPA.

Một số lợi ích về sức khoẻ của axit béo Omega:

  • Tốt cho những người có mỡ máu cao: Bổ sung dầu cá có thể làm giảm sự tăng lên của chất béo trung tính, vì vậy giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
  • Tốt cho những người viêm khớp dạng thấp: Bổ sung dầu cá chứa EPA và DHA có thể hạn chế cứng khớp và đau khớp, ngoài ra cũng làm tăng hiệu quả của thuốc chống viêm. Vì thế các bệnh nhân bị viêm khớp thường được Bác sĩ khuyên nên bổ sung dầu cá.
  • Giảm phiền muộn: Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận khá thú vị là ở các quốc gia có nền văn hoá ẩm thực chứa hàm lượng omega-3 cao thì có mức độ trầm cảm thấp hơn.
  • Tốt cho sự phát triển của bé: DHA đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thị giác và thần kinh ở trẻ sơ sinh.
  • Tốt cho bệnh hen suyễn: Một chế độ ăn giàu omega-3 sẽ giúp giảm quá trình viêm, từ đó có lợi trong trường hợp bệnh hen suyễn.
  • Bệnh tăng động ở trẻ: Một số nghiên cứu cho thấy dầu cá có thể làm giảm các triệu chứng ở một số trẻ tăng động và giúp cải thiện các biểu hiện về tinh thần, bao gồm khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học tập.
  • Bệnh Alzheimer và chứng mất trí: Một số nghiên cứu cho thấy omega-3 có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh Alzheimer và chứng mất trí, và có tác động tích cực đến việc mất trí nhớ chậm do liên quan đến quá trình lão hóa.

4. Omega-3 có trong những thực phẩm nào?

omega-3 tốt cho sức khỏe

Cá béo

Nguồn cung cấp axit béo omega-3 DHA và EPA tốt nhất là cá béo như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá cơm...

Các chuyên gia dinh dưỡng và tim mạch khuyến khích mỗi người nên ăn cá ít nhất 2 lần một tuần, đặc biệt là các loại cá giàu axit béo omega-3 để được cung cấp chất béo lành mạnh và bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Nên lựa chọn cá được đánh bắt hoặc nuôi theo tiêu chuẩn ở vùng nước an toàn, không bị ô nhiễm để tránh nguy cơ cá bị ô nhiễm hóa chất, thủy ngân.

Nguồn cung cấp omega-3 từ thực vật

Omega-3 ALA cũng được tìm thấy trong các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như: dầu hạt cải, dầu đậu nành; hạt lanh, hạt chia, quả óc chó; bột ngũ cốc; bông cải xanh, rau bina, đậu Hà Lan…

Nếu bạn không ăn có thói quen ăn cá hoặc các nguồn thực phẩm khác giàu omega-3, hãy cân nhắc việc bổ sung bằng các thực phẩm chức năng.

Để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng omega cần thiết bạn nên cân nhắc bổ sung hai loại là dầu cá và dầu tảo. Dầu cá có cả EPA và DHA, trong khi đó dầu tảo chỉ chứa DHA. Chúng đều là lựa chọn tốt cho những người không ăn cá. Tuy nhiên, quan trọng nhất là bạn cần trao đổi với Bác sĩ của mình nếu bạn đang trong quá trình điều trị một vấn đề nào đó về sức khỏe, hoặc có một bệnh mãn tính nào đó trước khi bạn quyết định bổ sung Omega-3.

 Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường
Bệnh đái tháo đường
Viêm phổi và những điều cần biết?
Viêm gan C có nguy hiểm không?