Bé nấc cụt trong bụng mẹ tốt hay xấu?

00:54 - 21/06/2020 Lượt xem: 3293

Sau nhiều tháng mang thai, bé cưng trong bụng đã lớn rất nhiều. Bạn bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của bé. Điều đó khiến bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc và sung sướng. Bé càng lớn bạn sẽ thấy những chuyển động này ngày càng rõ rệt và chắc chắn bạn […]

Sau nhiều tháng mang thai, bé cưng trong bụng đã lớn rất nhiều. Bạn bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của bé. Điều đó khiến bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc và sung sướng. Bé càng lớn bạn sẽ thấy những chuyển động này ngày càng rõ rệt và chắc chắn bạn cũng sẽ vô cùng bất ngờ khi nhận ra những tiếng nấc cụt của con từ trong bụng. Thế nhưng, hiện tượng thai nhi nấc cụt là tốt hay xấu? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết sau:

1. Nguyên nhân khiến em bé nấc cụt trong bụng mẹ

      • Chuyển động bất thường của cơ hoành

Cũng như người lớn, em bé trong bụng bị nấc là do sự chuyển động bất thường của cơ hoành.Vì các cơ quan chưa được hoàn thiện nên thai nhi chưa tự cân bằng được nhịp nuốt. Khi nuốt, trẻ hít vào hoặc thở ra đẩy nước ối ra ngoài tạo nên tiếng nấc cụt.

      • Bé tập phản xạ bú mút

bé nấc cụt

Trong bụng mẹ, thai nhi đã hình thành những tính cách riêng, có những bé hiếu động nhưng lại có những bé khá trầm tính. Những em bé hiếu động thường vung tay, đạp chân, hoạt động nhiều gây ra tình trạng nấc cụt thường xuyên hơn. Ngoài ra, ngay từ trong bụng mẹ, bé đã bắt đầu tập phản xạ bú mút. Quá trình này sẽ giúp điều chỉnh được khả năng bú mút sau khi chào đời và giảm nguy cơ tắc nghẽn phổi.

      • Dây rốn bị chèn ép

Vào tuần 32 của thai kì, bà bầu thấy em bé trong bụng hay bị nấc thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân có thể là do dây rốn bị chèn ép. Đây là nguyên nhân nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa đến bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong thời gian dài.

Khi bà bầu cảm nhận thấy thai nhi bị nấc trong thời gian dài, cử động thai kém hoặc có dấu hiệu bất thường khác thì mẹ nên đi khám để có hướng điều trị phù hợp.

2. Cách phân biệt giữa thai nấc và thai máy

nấc cụt

Thai nấc và thai máy là hai hiện tượng dễ gây nhầm lẫn bởi cả hai hiện tượng này đều khiến mẹ cảm nhận được những chuyển động trong bụng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy có sự khác biệt:

Nhịp điệu: Nếu thai nhi bị nấc, bạn sẽ thấy từng cử động trong bụng có nhịp điệu đều đặn. Còn thai máy thì xảy ra một cách ngẫu nhiên, không theo một chu kỳ nhịp nhàng.

Thời gian: Mỗi lần bé bị nấc chỉ kéo dài khoảng từ 3 – 5 phút; còn thai máy thì kéo dài từ 30 phút đến 1 giờ.

Mức độ: Ở tam cá nguyệt thứ 2, mức độ tác động khi thai máy và khi bé nấc đều khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, đến 3 tháng cuối, chúng lại có sự khác biệt lớn. Khi bé nấc, bạn chỉ cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng, còn khi thai máy bé sẽ chuyển động rất mạnh; đôi lúc bạn còn thấy cả bàn chân, bàn tay của bé hằn trên bụng mẹ.

3. Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Khi bé trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:

      • Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ
      • Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên
      • Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị nấc
      • Uống nhiều nước và giữ ấm cho cơ thể
      • Ngủ đủ giấc
      • Đếm số lần thai nấc và thời gian của mỗi lần nấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

4. Bạn nên đi khám khi nào?

Nếu bạn nhận thấy hiện tượng thai nhi nấc cụt tăng lên đột ngột với những chuyển động bất thường, bạn nên đi khám ngay. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị bạn siêu âm để biết chính xác tình trạng sức khỏe của bé.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm về hiện tượng thai nhi nấc cụt. Bạn hãy hỏi bác sĩ kỹ hơn về những cử động lạ có thể gặp để an tâm hơn. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để xác nhận tình trạng thai nhi nấc cụt. Để đăng kí siêu âm, khám thai các bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi