Bệnh đái tháo đường

15:48 - 17/09/2022 Lượt xem: 482 Tác giả: Thu Hoàng

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, tác động của insulin hoặc cả hai. Việc tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

1. Bệnh đái tháo đường là gì? Và phân loại đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.

Phân loại đái tháo đường gồm:

bệnh đái tháo đường

  • Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
  • Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
  • Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).

Ngoài ra,còn có: Đái tháo đường sơ sinh hoặc đái tháo đường do sử dụng thuốc và hóa chất như sử dụng glucocorticoid, điều trị HIV/AIDS hoặc sau cấy ghép mô.v.v.v.

2. Triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Các triệu chứng đái tháo đường sau đây là điển hình. Tuy nhiên, một số người đái tháo đường type 2 có các triệu chứng nhẹ nên người bệnh không nhận biết được.

bệnh đái tháo đường

  • Đi tiểu thường xuyên
  • Cảm thấy rất khát
  • Cảm thấy rất đói – ngay cả khi đang ăn
  • Mệt mỏi nhiều
  • Nhìn mờ
  • Chậm lành các vết thương hoặc vết loét:
  • Giảm cân – ngay cả khi đang ăn nhiều hơn (đái tháo đường type 1)
  • Ngứa ran, đau, hoặc tê ở tay hoặc chân (đái tháo đường type 2)

3. Biến chứng của đái tháo đường

Các biến chứng nguy hiểm thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường gồm:

bệnh đái tháo đường

  • Biến chứng mạch máu: Tổn thương mạch máu do tăng lipid máu gây vữa xơ động mạch. Tổn thương mạch máu lớn gây ra nhồi máu cơ tim, tỉ lệ nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân ĐTĐ rất cao, gây co thắt và hẹp các động mạch tứ chi, dẫn đến tắc mạch gây hoại tử. Tổn thương mạch máu nhỏ gây ra rối loạn chức năng một số cơ quan như thận, tiết niệu, võng mạc mắt, nếu không được điều trị tích cực có thể dẫn đến suy thận, mù lòa…
  • Biến chứng não: Tắc mạch máu não, gây nhũn não hoặc xuất huyết não.
  • Biến chứng hô hấp: Dễ bị viêm phổi, viêm phế quản do bội nhiễm vi khuẩn.
  • Biến chứng tiêu hoá: Hay bị viêm quanh răng, viêm loét dạ dày, rối loạn chức năng gan, tiêu chảy.
  • Biến chứng thận, tiết niệu: Rối loạn chức năng thận và bàng quang, mà điển hình là suy tiểu cầu thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mạn tính.
  • Biến chứng thần kinh: Có cảm giác đau, rát bỏng, có kiến bò ở các đầu chi (đau tăng về đêm, đi lại thì đỡ đau); teo cơ ...
  • Biến chứng ở mắt: Tổn thương các mạch máu võng mạc mắt làm suy giảm thị lực. Đây là một biểu hiện rõ nhất hay gặp nhất ở bệnh nhân bị ĐTĐ.
  • Biến chứng ở da: Ngứa ngoài da, thường hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay, bàn chân có ánh vàng; xuất hiện các u màu vàng gây ngứa ở gan bàn tay, bàn chân, mông, nẫm da, viêm mủ da.

Một số biến chứng sản phụ có thể gặp nếu bị tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Sản phụ có thể bị tiền sản giật với biểu hiện tăng huyết áp, dư protein trong nước tiểu, sưng ở chân. Thêm vào đó, sản phụ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai kế tiếp, và tiến triển thành bệnh tiểu đường (phổ biến là tiểu đường tuýp 2) khi về già.
  • Thai nhi có nguy cơ phát triển nhanh hơn so với độ tuổi, đồng thời có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 về sau. Nếu sản phụ không được điều trị đúng cách và hiệu quả trong suốt thời gian mang thai, thai nhi có nguy cơ tử vong trước hoặc sau sinh.

4. Tầm soát bệnh đái tháo đường

Cần tầm soát đái tháo đường trên các đối tượng có nguy cơ :

  • Người lớn có BMI ≥ 23 kg/m2, hoặc cân nặng lớn hơn 120% cân nặng lý tưởng và có một hoặc nhiều hơn một trong các yếu tố nguy cơ sau:
  • Ít vận động thể lực.
  • Gia đ́inh có người bị đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột).
  • Tăng huyết áp (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg hay đang điều trị thuốc hạ huyết áp).
  • Nồng độ HDL cholesterol <35 mg/dl (0,9 mmol/L) và/hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL (2,82 mmol/L).
  • Vùng bụng to: ở nam ≥ 90 cm, ở nữ ≥ 80 cm
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
  • Phụ nữ đã mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • HbA1c ≥ 5,7% (39 mmol/mol), rối loạn glucose huyết đói hay rối loạn dung nạp glucose ở lần xét nghiệm trước đó.
  • Có các dấu hiệu đề kháng insulin trên lâm sàng (như béo ph́ì, dấu gai đen.v.v.v.).
  • Tiền sử có bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Ở bệnh nhân không có các dấu hiệu/triệu chứng trên, bắt đầu thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm đái tháo đường ở người ≥ 45 tuổi.

5. Phòng ngừa đái tháo đường

Không thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 1, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có kế hoạch tập luyện thể chất đều đặn, hợp lý.

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh. Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý. Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp.

bệnh đái tháo đường

Vận động: Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, tham gia các lớp học tiền sản tại phòng khám bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường
Viêm phổi và những điều cần biết?
Viêm gan C có nguy hiểm không?
Thận ứ nước: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa