Bệnh rubella và thai kỳ

07:42 - 18/03/2021 Lượt xem: 275

Nhiễm bệnh Rubella trong thai kì, đặc biệt trong 3 tháng đầu, có nguy cơ gây ra những dị tật cho thai nhi như: tật Rubella bẩm sinh, sảy thai, nhiễm trùng bào thai, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu…

1. Bệnh Rubella là gì (còn gọi là bệnh sởi Đức)

Bệnh rubella và thai kỳ

  • Là một bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp do virus Rubella gây ra
  • Phần lớn bệnh ở mức độ nhẹ
  • Thường bệnh xuất hiện vào mùa xuân
  • Giai đoạn lây nhiễm bệnh thường từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi phát ban đỏ
  • Ban đỏ xuất hiện lúc đầu ở đầu, mặt, rồi lan khắp người

Biểu hiện bện như bệnh cúm gồm:

  • Sốt 38 độ C kèm nhức đầu, đau cơ, rát họng, chảy nước mũi, thường 1-4 ngày sau khi phát ban thì giảm sốt
  • Nổi hạch vùng cổ, bẹn, kèm đau khi ấn
  • Phát ban: thường là những ban nhỏ, màu hồng, đường kính khoảng 1-2mm
  • Đau khớp, viêm kết mạc mắt

2. Các giai đoạn của bệnh

  • Thời kỳ ủ bệnh

16 – 18 ngày, có thể dao động từ 14 – 23 ngày, thường là 10 ngày kể từ khi tiếp xúc đến lúc sốt. Thời gian này người bệnh đã bị nhiễm virut nhưng chưa có biểu hiện bệnh.

  • Thời kỳ khởi phát

Trước khi phát ban 1 – 7 ngày; mệt mỏi, đau đầu, sốt, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch; triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có; ở trẻ em, phát ban có thể là biểu hiện đầu tiên của bệnh.

  • Thời kỳ toàn phát

Nổi ban với 3 đặc điểm: ban bắt đầu mọc ở trán, mặt và lan xuống lưng và các chi; ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng; ban tồn tại từ 1 – 5 ngày, nhưng hay gặp nhất là 3 ngày (cho nên còn gọi Rubella là sởi 3 ngày). – Sưng và đau các khớp cổ tay, khớp gối, ngón tay và rõ nhất trong giai đoạn phát ban. – Đôi khi có biểu hiện đau tinh hoàn ở người trẻ tuổi. Thời kỳ lui bệnh: Các triệu chứng bệnh kéo dài 3 – 4 ngày rồi tự hết. Riêng triệu chứng đau các khớp có thể kéo dài từ 1 – 14 ngày sau khi các biểu hiện khác của Rubella mất đi. Một năm sau có thể tái phát lại; thời kì có thể lây bệnh cho người khác là khoảng 1 tuần trước và ít nhất 4 ngày sau khi phát ban, nếu trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh có thể đào thải vi rút qua phân cho đến 30 tháng tuổi.

3. Rubella ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào ?

Rubella có thể gây:

  • Thai chết lưu, sẩy tự nhiển
  • Sinh non, nhẹ cân
  • Chậm phát triển tâm thần
  • Các dị tật về thính giác: gây điếc
  • Các dị tật về thị giác: bệnh võng mạc, đui, dị tật mắt
  • Dị tật về tim mạch
  • Các bất thường thai lúc mới sinh như: xuất huyết giảm tiểu cầu, gan lách to, viêm màng não, mềm xương, viêm hạch
  • Bất thường thai lâu dài sau sanh
  • Viêm phổi
  • Tiểu đường

Tỉ lệ dị tật khi thai bị nhiễm Rubella:

  • Thời gian nhiễm lúc thai trước 12 tuần -> tỉ lệ dị tật thai khoảng 90%
  • Thời gian nhiễm từ lúc 13-14 tuần -> tỉ lệ dị tật 30-40%
  • Thời gian nhiễm từ 15-16 tuần -> tỉ lệ dị tật 20%
  • Thời gian nhiễm lúc thai 17-20 tuần -> tỉ lệ bất thường thai 10%

Cách sàng lọc Rubella khi khám thai:

Bệnh rubella và thai kỳ

      • Thực hiện xét nghiệm Rubella cho tất cả sản phụ khi có thai, tốt nhất là ở thời điểm thai 8 tuần.
      • Thường chỉ khi xét nghiệm Rubella cho những sản phụ có kháng thể an toàn trước khi có thai lần này

4. Xử trí khi nhiễm Rubella trong thai kỳ

  • Tỷ lệ dị tật khi thai dưới 12 tuần bị nhiễm cao nên sản phụ được tư vấn chấm dứt thai kỳ
  • Thai trên 12 tuần, nếu sản phụ muốn giữ thai sẽ được quản lý thai kỳ tại khoa tiền sản, để chẩn đoán sớm dị tật. Và phải chấp nhận rủi ro vì có những dị tật không phát hiện được.
  • Thai phụ nhiễm Rubella đến ngày sanh vẫn sanh đẻ như người không bị nhiễm, chỉ mổ lấy thai khi có chỉ định sản khoa hay của khoa tiền sản.

5. Phòng ngừa

  • Tiêm chủng tạo miễn dịch chủ động nhờ vaccine sống giảm độc lực, được khuyến cáo mạnh mẽ cho đối tượng vị thành niên và người trưởng thành, nhất là nữ trừ trường hợp đã có miễn dịch. Vaccine tạo ra kháng thể tồn tại ít nhất 16 năm hoặc có thể cả đời (95%). Tiêm phòng Rubella rộng rãi cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi.
  • Tác dụng phụ xuất hiện 1-3 tuần sau tiêm chủng: sốt phát ban, nổi hạch và tăng bạch cầu đa nhân, có thể đau khớp (ở người lớn).
  • Vaccine Rubella có thể qua nhau và nhiễm cho thai nhi nhưng không gây quái thai (2% trẻ nhiễm không triệu chứng)
  • Chống chỉ định dùng vaccine này cho những người bị suy giảm miễn dịch vì đây là vaccine sống.
  • Vaccine có hiệu quả ngăn ngừa được hội chứng Rubella bẩm sinh. Để loại trừ bệnh Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh, cần chích ngừa cho phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em  trong lứa tuổi đến trường.
  • Vaccine  Rubella không bao giờ được dùng cho phụ nữ có thai hoặc những người có thể có thai trong vòng 1-3 tháng tới (khi tiêm phòng, phải sử dụng các biện pháp tránh thai hiệu quả trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi chủng và 2 tháng sau khi chủng)

Đối với phụ nữ mang thai:

  • Tuổi thai < 12 tuần: bỏ thai
  • Tuổi thai 13-16 tuần: tư vấn có thể dưỡng thai nhưng phải theo dõi giám sát nghiêm ngặt.
  • Tuổi thai > 16 tuần: tư vấn tỷ lệ thấp dị tật bẩm sinh, theo dõi giám sát sau sanh.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị