Bệnh tim và thai nghén

16:30 - 15/04/2022 Lượt xem: 494 Tác giả: Thanh Nga

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, giải phẫu, huyết học, tuần hoàn... Một trong những thay đổi điển hình là về chức năng tim mạch, bị bệnh tim khi mang thai có thể dẫn đến nhiều nguy cơ trong thai kỳ và sinh nở. Vì thế việc theo dõi, điều trị, tiên lượng và quyết định các can thiệp phù hợp đối với bệnh nhân tim mạch đang mang thai rất quan trọng.

1. Triệu chứng bệnh tim mạch khi mang thai

1.1 Triệu chứng lâm sàng:

- Khó thở: thường gặp từ quý II thai kỳ, có giá trị tiên lượng bệnh, tăng dần theo tuổi thai. Khó thở gắng sức hay thường xuyên cả khi nằm nghỉ.

- Hồi hộp, đánh trống ngực, đau thắt ngực, choáng ngất.

- Ho ra máu: khi tăng áp động mạch phổi nặng, phù phổi cấp

- Đái ít, nước tiểu sẫm màu

- Phù: khu trú ở chân, mềm, ấn lõm, không thay đổi theo thời gian

- Tím môi và đầu chi, tiến triển lâu có ngón tay dùi trống, móng tay khum

- Gan to, tĩnh mạch cổ nổi. Gan to khó phát hiện do tử cung chiếm chỗ trong ổ bụng

- Nghe tim: rung tâm trương, thổi tâm thu, T1 đanh, T2 tách đôi, rối loạn nhịp: nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, loạn nhịp hoàn toàn…

- Nghe phổi: rì rào phế nang giảm, rales ngáy, rales rít, rales ẩm

1.2 Cận lâm sàng

- Xquang: bóng tim to, bè ngang, rốn phổi đậm

- Siêu âm tim: thăm dò có giá trị cho phép đánh giá tổn thương van, tổn thương bất thường bẩm sinh, chức năng các tâm thất, áp lực động mạch phổi..

- Điện tâm đồ: phát hiện các rối loạn nhịp, suy vành…

- Xét nghiệm đông máu: theo dõi điều trị chống đông.

2. Chẩn đoán phân biệt

  • Thiếu máu nặng: khó thở, nhịp tim nhanh, thổi tâm thu, da niêm mạc nhợt, xét nghiệm máu, điện tâm đồ giúp chẩn đoán phân biệt

bệnh tim và thai nghén

  • Rối loạn nước – điện giải: khi mang thai có phù do giữ nước và muối.
  • Thai phụ có bệnh tim, tình trạng này càng trầm trọng dễ gây biến chứng suy tim, phù phổi cấp.

3. Đối tượng nguy cơ

Một số đối tượng nguy cơ cao nên chủ động khám tim mạch và tư vấn bác sĩ trước khi mang thai:

  • Người có triệu chứng gợi ý tim mạch như đau ngực, hay mệt, khó thở, hồi hộp, tim đập nhanh...
  • Có tiền sử bệnh tim bẩm sinh
  • Có tiền sử nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành
  • Có tiền sử huyết khối tĩnh mạch thuyên tắc, thuyên tắc phổi
  • Mắc bệnh van tim (đang điều trị hoặc đã thay van tim nhân tạo)
  • Mắc bệnh suy tim
  • Bệnh lý cơ tim như: bệnh cơ tim giãn nở, cơ tim phì đại, cơ tim hạn chế, cơ tim chu sản...
  • Mắc bệnh phình giãn động mạch chủ, bóc tách động mạch chủ, hội chứng Marfan..
  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn nhịp tim (nhanh, chậm)

4. Ảnh hưởng giữa tim mạch, thai nghén và sinh đẻ

4.1 Ảnh hưởng của thai nghén và sinh đẻ đến tim mạch

Nói chung thai nghén và sinh đẻ đều làm cho bệnh tim có xu hướng nặng lên, nhất là với bệnh suy tim và bệnh van tim. Các tai biến thường gặp là:

-Suy tim cấp: Khó thở nhiều, kể cả khi nghỉ ngơi, có thể kèm theo tím tái, gan to, phù, tĩnh mạch cổ nổi, đái ít, mạch bất thường.

-Phù phổi cấp: Khó thở dữ dội, tím tái, ho khạc ra đờm có bọt màu hồng lẫn máu. Nghe phổi có nhiều tiếng ran ẩm dâng cao dần từ đáy phổi trở lên.

-Các tai biến khác: Cơn cao hoặc hạ huyết áp, loạn nhịp tim, tắc mạch phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nội tâm mạc bán cấp…

4.2 Ảnh hưởng của bệnh tim đến thai nghén và sinh đẻ

  • Ít bị sẩy thai, nhưng có thể đẻ non.
  • Thai nhi kém phát triển, có thể chết lưu do mẹ suy yếu hoặc thiếu oxy.
  • Chuyển dạ bị kéo dài do thai phụ mệt mỏi, cơn co yếu.
  • Khi chuyển dạ đẻ, các tai biến xảy ra là: Suy tim cấp, phù phổi cấp, nhồi máu cơ tim.
  • Dễ bị băng huyết hơn do co hồi tử cung kém.
  • Sau đẻ dễ bị viêm tắc tĩnh mạch chi dưới, viêm nội tâm mạc bán cấp.

5. Phòng bệnh

- Phát hiện sớm, quản lý thai nghén chặt chẽ các thai phụ có bệnh tim. Phối hợp giữa chuyên khoa tim mạch và sản khoa để theo dõi, điều trị, tiên lượng người bệnh.

- Tư vấn cho thai phụ các dấu hiệu bất thường, các biến chứng nguy hiểm trong khi mang thai và khi chuyển dạ, sau sinh.

- Tư vấn tránh thai, không nên dùng thuốc tránh thai có estrogen.

- Nên đình sản nếu đã có con và bệnh tim không cải thiện bằng điều trị nội khoa.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?