Bệnh tinh hoàn ẩn là gì?

02:25 - 26/09/2020 Lượt xem: 421

Trong thời kỳ bào thai, hai tinh hoàn nằm ở vị trí phía sau sát hai thận. Khi thai nhi được 8 tháng tuổi, cả hai tinh hoàn đã di chuyển từ bụng qua bẹn rồi xuống bìu trước khi trẻ chào đời. Bệnh tinh hoàn ẩn là tình trạng mà lúc sinh ra một […]

Trong thời kỳ bào thai, hai tinh hoàn nằm ở vị trí phía sau sát hai thận. Khi thai nhi được 8 tháng tuổi, cả hai tinh hoàn đã di chuyển từ bụng qua bẹn rồi xuống bìu trước khi trẻ chào đời. Bệnh tinh hoàn ẩn là tình trạng mà lúc sinh ra một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu nhưng nằm ở bụng hoặc chỉ xuống bìu một phần. Thường chỉ một tinh hoàn bị ảnh hưởng nhưng khoảng 10% trẻ bị cả hai tinh hoàn.

1. Bệnh tinh hoàn ẩn là gì?

Tinh hoàn ẩn(undescended testis) là tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm dọc trong đường đi của nó (trong bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn, lỗ bẹn nông)

Trong nhiều trường hợp, tinh hoàn sẽ tự động di chuyển xuống bìu trước khi trẻ được 3 tháng tuổi. Nếu tinh hoàn không nằm trong bìu cho đến khi 6 tháng tuổi; rất khó để tinh hoàn tự động đi xuống và cần được điều trị.

Trẻ có tinh hoàn ẩn nếu không được điều trị có thể gặp các nguy cơ như ung thư hoá tinh hoàn, thoát vị bẹn, xoắn tinh hoàn, chấn thương tinh hoàn hoặc tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu.

 2. Có hai dạng tinh hoàn ẩn:

      • Tinh hoàn ẩn sờ thấy: sờ được tinh hoàn ở ống bẹn, tinh hoàn lò xo.
      • Tinh hoàn ẩn không sờ thấy: tinh hoàn ở lỗ bẹn sâu, trong ổ bụng, không sờ thấy tinh hoàn.

Tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ là hai thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn với nhau:

      • Tinh hoàn ẩn: tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm dọc theo đường đi của tinh hoàn (trong bụng, lỗ bẹn sâu, ống bẹn, lỗ bẹn nông).
      • Tinh hoàn lạc chỗ: sau khi ra khỏi lỗ bẹn nông; tinh hoàn đi lạc tới một vị trí khác mà không đến bìu (tầng sinh môn, dây chằng bẹn, cân đùi). 80% các trường hợp xảy ra ở một bên tinh hoàn, kích thước và chức năng thường bình thường.

Sự di chuyển từ bụng xuống bìu của tinh hoàn chịu sự tác động của rất nhiều cơ chế. Nếu những cơ chế này bị ảnh hưởng sẽ làm tinh hoàn không xuống được tới bìu và gây tinh hoàn ẩn.

3. Đối tượng nguy cơ

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tinh hoàn ẩn, bao gồm:

      • Cân nặng lúc sinh thấp: gần 100% tất cả các bé trai nặng dưới 0,9 kg khi sinh sẽ có tinh hoàn ẩn
      • Sinh non: tinh hoàn ẩn thường xảy ở khoảng 3% bé trai sinh đủ tháng và khoảng 30% trẻ sinh non
      • Tiền căn gia đình bị tinh hoàn ẩn hoặc các vấn đề phát triển hệ sinh dục khác
      • Bệnh lý thai nhi ngăn cản tăng trưởng, chẳng hạn như hội chứng Down hoặc khiếm khuyết thành bụng
      • Mẹ sử dụng rượu trong thai kỳ, hút thuốc trực tiếp hoặc hít phải khói thuốc, bị béo phì; đái tháo đường tuýp 1, tuýp 2 hoặc đái tháo đường thai kỳ.
      • Bố mẹ tiếp xúc với thuốc trừ sâu

4.Triệu chứng bệnh tinh hoàn ẩn

bệnh tinh hoàn ẩn

Triệu chứng tinh hoàn ẩn ở bé trai: không nhìn thấy hoặc sờ thấy tinh hoàn ở vị trí bình thường ở bìu

Triệu chứng tinh hoàn ẩn ở người trưởng thành:

      • Người bệnh tự sờ thấy trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên.
      • Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển.
      • Người bệnh chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn.Tình trạng này có thể là:
      • Tinh hoàn co rút: tinh hoàn di chuyển lên xuống giữa bìu và bẹn; có thể dễ dàng xuống bìu trở lại khi thăm khám. Điều này không phải là bất thường và nguyên nhân là do phản xạ cơ bìu.
      • Tinh hoàn đi lên hay tinh hoàn ẩn mắc phải: nghĩa là tinh hoàn quay trở lại bẹn và không thể dùng tay để xuống bìu lại được.

5. Phòng ngừa bệnh Tinh hoàn ẩn

Tinh hoàn ẩn chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố có thể phòng tránh được như khi mẹ mang thai tránh dùng diethylstilbestrol nhiều hoặc không dùng các chế phẩm kháng androgen.

Đối với trẻ trai sinh nhẹ cân, sinh non, sinh đôi cha mẹ cần chú ý kiểm tra trong lúc thay tã và tắm xem bé có bị tinh hoàn ẩn hay không để đưa trẻ đi điều trị sớm. Mọi trường hợp phát hiện được trẻ trai bị tinh hoàn ẩn; cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh nguy cơ vô sinh và ung thư hóa tinh hoàn cũng như những biến chứng khác.

Khi bé đến tuổi dậy thì cha mẹ hãy nói về những thay đổi thể chất có thể xảy ra và giải thích cách tự kiểm tra tinh hoàn cho trẻ vì tự khám tinh hoàn là kỹ năng quan trọng để phát hiện sớm các khối u.

 

 

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang