Bệnh trĩ ảnh hưởng đến mẹ bầu như thế nào ?

01:47 - 13/08/2020 Lượt xem: 1308

Bà bầu bị trĩ kỳ có thể ngứa, đau, rát, chảy máu ở hậu môn và thường phổ biến ở ba tháng cuối của thai. Tình trạng này cần được điều trị phù hợp để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi. 1. Dấu hiệu […]

Bà bầu bị trĩ kỳ có thể ngứa, đau, rát, chảy máu ở hậu môn và thường phổ biến ở ba tháng cuối của thai. Tình trạng này cần được điều trị phù hợp để tránh gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi.

1. Dấu hiệu của bệnh trĩ khi mang thai

Có hai dạng trĩ trong và trĩ ngoài. Nếu là trĩ trong, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Trĩ ngoài tạo cảm giác như có 1 vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng  như một quả nho.

Nếu bạn nghi ngờ, hãy lấy một cái một gương và kiểm tra. Hãy chuẩn tinh thần vì chúng không phải thứ đẹp đẽ để nhìn.

Các triệu chứng có thể gặp khi bà bầu bị trĩ bao gồm:

      • Đi ngoài ra máu. Máu có thể nhỏ giọt hoặc chỉ đủ dính một vệt nhỏ vào giấy vệ sinh
      • Búi trĩ sưng to sẽ gây cảm giác nặng và căng tức ở hậu môn
      • Đau và nóng rát khi đi cầu
      • Xuất hiện búi trĩ có hình dáng như cục thịt thừa lòi ra khỏi hậu môn ( trĩ nội ) hoặc hình thành tại ngay các nếp gấp ở cửa hậu môn ( trĩ ngoại). Búi trĩ tự thụt lên sau khi đi cầu hoặc phải dùng tay đẩy lên.
      • Khu vực ảnh hưởng bị ngứa và ẩm ướt do chất dịch từ búi trĩ tiết ra
      • Trường hợp nặng, búi trĩ sa xuống và nằm thường trực ngoài ống hậu môn

2. Ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với mẹ bầu

Có nhiều ảnh hưởng đối với quá trình thai kì.

      • Bệnh trĩ ở bà bầu chiếm tỷ lệ rất cao và gây nên nhiều khó chịu, ảnh hưởng cho bà bầu.
      • Bệnh trĩ có thể gây ngứa và khó chịu nhẹ – hoặc hết sức đau đớn. Đôi khi chúng thậm chí gây chảy máu trực tràng, đặc biệt là khi bạn đi tiêu.
      • Gây sinh khó do búi trĩ chèn ép, làm hẹp đường sinh thường.
      • Có cảm giác đau đầu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đây là dấu hiệu cho thấy mẹ bị thiếu máu khi bị trĩ
      • Búi trĩ có kích thước lớn, máu chảy thành từng tia khi đi đại tiện
      • Sa búi trĩ, búi trĩ không thể co lại mà lòi hẳn ra ống hậu môn gây ra các cơn đau khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe.
      • Đối với thai phụ, khi bị trĩ, sẽ gây khó khăn khi sinh thường. Cụ thể, động tác rặn lúc sinh sẽ làm to các búi trĩ.
      • Vùng hậu môn bị viêm, có thể gây nhiễm trùng sơ sinh đối với em bé khi sinh thường.

3. Cách đối phó với bệnh trĩ

Điều quan trọng là bạn phải nhận ra sớm nếu có các dấu hiệu trĩ. Đừng xấu hổ, bạn có thể chắc chắn rằng họ cũng từng nhìn thấy hàng ngàn búi trĩ khác. Có nhiều cách điều trị trĩ mà mỗi cách lại cho một có hiệu quả rất khác nhau . Dưới đây là một vài cách bạn có thể tham khảo

      • Tránh bị táo bón.
      • Chườm lạnh / lau rửa và tắm nước mát cũng sẽ có hiệu quả.
      • Tránh nâng vật nặng. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng và vùng chậu.
      • Việc giữ vùng hậu môn rất sạch sẽ là rất quan trọng. Sau khi đi tiêu hãy đảm bảo bạn đã làm sạch mình rất kỹ bằng giấy vệ sinh mềm và khăn lau.
      • Đừng ăn quá nhiều muối hoặc thực phẩm mặn. Muối/natri dẫn đến sự giữ nước và tăng thêm khối lượng của dòng máu lưu thông.
      • Tránh làm trầy xước da nếu bạn bị ngứa. Điều này có thể làm hỏng thành tĩnh mạch và suy chúng yếu thêm.
Tập thể dục thường xuyên giúp tuần hoàn máu tốt, cải thiện hệ tiêu hóa
      • Hãy tập luyện Kegels chăm chỉ. Chúng giúp bạn duy trì sức mạnh sàn chậu và sức khỏe, đảm bảo là tất cả mọi thứ trong cơ thể bạn có được sức mạnh vốn có của nó.
      • Ngủ nghiêng hẳn về một bên mà không phải là nằm ngửa hoặc sấp. Nghiêng trái là vị trí tốt nhất để giảm bớt ứ máu tại vùng chậu / hậu môn.
      • Tập thể dục thường xuyên. Đơn giản là đi bộ mỗi ngày để tăng lưu thông máu và cải thiện tiêu hóa.
      • Tránh tăng cân quá nhiều. Việc tăng cân lành mạnh nhất trong thai kỳ là ở trong khoảng 10-12 kg, nhiều hơn sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến hàng loạt các biến chứng khác.
      • Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài vì sẽ gây tụ máu trong khu vực xương cùng.

 

 

Bài viết liên quan

Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa
Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị