Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em

09:56 - 03/04/2022 Lượt xem: 656 Tác giả: Kim Ngân

Bệnh viêm phế quản phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em, là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là rẻ dưới một tuổi, sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng. Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển.

1. Định nghĩa

Viêm phế quản phổi là bệnh viêm các phế quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang rải rác 2 phổi, làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở, dễ gây suy hô hấp và tử vong.

2. Nguyên nhân

  • Virus: chiếm 60-70%, gây bệnh theo mùa, vụ dịch. Thường gặp: virus hợp bào hô hấp, cúm…
  • Vi khuẩn: Còn phổ biến ở các nước đang phát triển. Thường gặp: phế cầu, hemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E. coli…
  • Vi khuẩn không điển hình: Mycoplasma pneumoniae (hay gặp nhất trong nhóm căn nguyên vi khuẩn không điển hình, thường gặp ở trẻ em >3 tuổi)…
  • Ký sinh trùng: Pneumocystis carinii gây viêm phổi trên trẻ có hệ miễn dịch suy yếu (trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc nhiễm HIV).
  • Nấm: Candida albicans…

3. Triệu chứng viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em

Giai đoạn khởi phát

  • Trẻ sốt nhẹ tăng dần hoặc sốt cao, mệt mỏi, quấy khóc, khó chịu, ăn kém.
  • Các dấu hiệu viêm long đường hô hấp trên: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.
  • Có thể rối loạn tiêu hóa: nôn trớ, tiếu chảy.
  • Các dấu hiệu thực thể ở phổi chưa có biểu hiện rõ.

Giai đoạn phát bệnh

  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ: Sốt cao dao động hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn…
  • Triệu chứng hô hấp: Ho khan hoặc ho xuất tiết đờm nhiều. Khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở. Tím: Ở lưỡi, quanh môi, đầu chi. Nhịp thở không đều, rối loạn nhip thở, cơn ngừng thở…. trong các trường hợp nặng.
  • Triệu chứng tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, tiêu chảy, chướng bụng)
  • Triệu chứng tim mạch: nhịp tim nhanh, mạch nhanh nhỏ, trường hợp suy hô hấp nặng có thể có suy tim, trụy mạch.
  • Triệu chứng thần kinh: Trẻ kích thích, quấy khóc, khó ngủ. Biểu hiện nặng hơn nằm li bì, có thể hôn mê và có những cơn co giật.

4. Biến chứng viêm phế quản

Trong các trường hợp viêm phế quản phổi nặng trẻ có thể bị nhiều biến chứng làm cho trẻ suy hô hấp ngày càng nặng và dễ tử vong. Biến chứng thường gặp gồm:

  • Tràn khí, tràn dịch màng phổi.
  • Xẹp phổi: Đặc biệt cần chú ý ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh vì đường thở của những trẻ này rất nhỏ, dễ bị bít tắc do phù nề niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch trong lòng phế quản.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Áp xe phổi, viêm phổi hoại tử.
  • Suy tim: là biến chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là ở những trẻ có kèm bệnh tim bẩm sinh.

5. Yếu tố nguy cơ

  • Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
  • Trẻ đẻ cân nặng thấp.
  • Nuôi dưỡng kém, thiếu sữa mẹ, suy dinh dưỡng, còi xương.
  • Mắc các bệnh hô hấp mạn tính như: Viêm mũi họng, AV, hen phế quản và các bệnh toàn thân như sởi, ho gà, cúm, thủy đậu……
  • Khí hậu lạnh, thời tiết thay đổi, độ ẩm cao.
  • Môi trường ô nhiễm: Nhà ở chật chội, ẩm thấp, khói bếp, khói thuốc lá, bụi….
  • Trẻ có cơ địa dị ứng, thể tạng tiết dịch...

6. Chăm sóc trẻ khi bị viêm phế quản.

bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em

  • Theo dõi trẻ thường xuyên: nhịp thở, mạch, huyết áp, nhiệt độ…
  • Đảm bảo trẻ được ăn hoặc bú sữa mẹ đầy đủ.
  • Cho trẻ uống đầy đủ để bổ sung lượng nước mất.
  • Làm dịu họng, ho bằng các loại thuốc thảo dược.
  • Xoay trở trẻ thường xuyên, tránh nằm lâu một chỗ.

Thực phẩm mà trẻ bị viêm phế quản nên ăn:

  • Tăng cường tôm, cá, rau xanh, chất béo lành mạnh (cá hồi...).
  • Cho trẻ uống nhiều nước lọc, bổ sung oresol bù điện giải (với trẻ bị sốt cao, tiêu chảy)...

Thực phẩm trẻ bị viêm phế quản nên tránh:

  • Thức ăn/thực phẩm có nhiều đường.
  • Nước ngọt có gas (khiến tình trạng tiêu chảy có thể trầm trọng hơn).
  • Tránh thức ăn nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa (tinh bột nguyên hạt...).

Các nguyên tắc chế biến/ ăn uống:

  • Nên ăn nhiều bữa, mỗi bữa ăn không quá nhiều.
  • Thức ăn nên được chế biến ở dạng nhừ, loãng (cháo, nước, bột...) để dễ tiêu.

7. Phòng bệnh viêm phế quản ở trẻ

  • Giữ ấm cho trẻ, giữ cho môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thông thoáng bằng cách thường xuyên lau chùi nhà cửa, thay chăn nệm sạch sẽ.
  • Với trẻ đã bị dị ứng với phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi nhà..., cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá...
  • Chủ động cách ly với người lớn hoặc trẻ nhỏ khác đang mắc bệnh đường hô hấp.
  • Tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ như vaccine phế cầu, vaccine Haemophilus influenza...
  • Cho trẻ bú sữa non ngay sau đẻ, bú mẹ đầy đủ…
  • Phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp và mãn tính.
  • Đảm bảo sức khỏe bà mẹ khi mang thai, nhằm làm giảm tỷ lệ trẻ sinh ra thiếu tháng, thiếu cân, dị tật bẩm sinh…

Tham khảo bài viết: NGUYÊN NHÂN GÂY VÀNG DA SƠ SINH

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội…theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Những thay đổi và cách chăm sóc da khi mang thai
Lịch tiêm phòng Vaccine cho bé từ 0 – 24 tháng tuổi mẹ cần nắm được
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?