Các bệnh thường gặp khi mang thai -Phòng khám 43 Nguyễn Khang

16:46 - 11/08/2021 Lượt xem: 442 Tác giả: Kim Ngân

Phụ nữ mang thai cơ thể thay đổi rất nhiều do ảnh hưởng bởi nội tiết. Cùng với đó, quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu các bệnh thường gặp khi mang thai của các mẹ bầu nhé!

Mang thai khiến mẹ bầu mệt mỏi và có thể gây ra những bệnh lý khác nhau. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người mà mức độ bệnh. Dưới đây là những bệnh thường gặp khi mang thai mà phòng khám 43 Nguyễn Khang tổng hợp.

Các bệnh thường gặp khi mang thai - Phòng khám 43 Nguyễn Khang

Mất ngủ

Mất ngủ là bệnh thường gặp khi mang thai, đặc biệt hay gặp nhất với mẹ bầu trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng cảm giác khó chịu cho sản phụ.

Để có được giấc ngủ ngon giấc, các mẹ cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, không nên dùng đồ uống hoặc thức ăn có nhiều Vitamin C nếu có mất ngủ.

Táo bón

Trong thời kì mang thai, chị em thường ít vận động; hơn nữa, nồng độ hormone progesteron trong máu tăng lên làm giảm nhu động ruột; thai phát triển gây chèn ép đại tràng khiến phân chậm di chuyển. Những chất bổ dưỡng, các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt thường gây nóng cho cơ thể. Đây chính là nguyên nhân hơn 50% thai phụ thường gặp rắc rối với vấn đề đại tiện, chủ yếu là táo bón.

Để ngăn ngừa bệnh táo bón, khi mang thai, mẹ bầu nên ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả…

Thiếu máu

Nhu cầu sắt tăng cao ở phụ nữ có thai là nguyên nhân chính gây ra thiếu máu. Thiếu máu nặng sẽ đặc biệt nguy hiểm vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, cao huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Ngoài ra, nếu có xuất huyết hậu sản sẽ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người mẹ.

Mẹ thiếu máu dễ sinh nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai và tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình thường. Đặc biệt, con của những bà mẹ thiếu máu giai đoạn sớm thai kỳ còn có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.

Để dự phòng thiếu sắt, phụ nữ mang thai nên chú ý sử dụng thuốc đầy đủ và đúng cách. Tăng cường sắt từ những thực phẩm có màu đỏ, rau có màu xanh đậm. Và kiểm tra xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi tình trạng thiếu máu một cách cẩn thận.

Chuột rút

Chuột rút là chứng cơ bắp co thắt khiến mẹ bầu rất đau, thường xảy ra ở bắp chuối chân và bàn chân, đặc biệt là vào ban đêm. Bệnh này xảy ra ở thai phụ thường là do cơ thể mẹ thiếu canxi. Hoặc do tình trạng chèn ép khi thai to dẫn tới việc lưu thông máu kém hơn.

Mẹ bầu cần bổ sung canxi đều theo hướng dẫn của bác sĩ. Xoa bóp nhẹ nhàng bắp chân và bàn chân bị co rút sẽ giúp các mẹ bầu có cảm giác thoải mái hơn, chú ý nên thay đổi tư thế thường xuyên để giảm thiểu tình trạng chuột rút.

Viêm nhiễm âm đạo

Theo thống kê, có khoảng 70% phụ nữ mang thai mắc phải các căn bệnh viêm nhiễm. Trong đó có viêm nhiễm âm đạo. Trên thực tế, nếu người mẹ bị viêm nhiễm âm đạo nghiêm trọng; hoặc mắc các bệnh liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân; nhiễm khuẩn hoặc vi nấm, suy dinh dưỡng… Đặc biệt đối với trẻ sinh thường thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn hẳn.

Triệu chứng hay gặp là dịch âm đạo có màu vàng đục hoặc trắng, có mùi hôi hoặc tanh, nóng rát hoặc đau khi đi tiểu. Nếu thấy có các triệu chứng trên khi đang có thai, mẹ bầu nên ngừng việc quan hệ tình dục và đi khám sớm. Dựa vào tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp.

Tiểu đường thai kì

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đái tháo đường thai kỳ (hay tiểu đường thai kỳ) “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai”. Tình trạng này thường không có triệu chứng nên khó phát hiện.

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, viêm đài bể thận, mổ lấy thai.

Ảnh hưởng với thai nhi: giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh…

Mẹ bầu cần kiểm tra tiểu đường thai kỳ sớm bằng nghiệm pháp dung nạp đường nếu có dấu hiệu nguy cơ cao như: Tiền sử sinh con to > 4kg, mẹ tăng cân quá nhanh, xét nghiệm đường đói tăng cao… Hoặc kiểm tra theo lịch từ tuần thai 24 – 28 đối với những mẹ có nguy cơ thấp.

Cảm cúm

Do sức đề kháng của phụ nữ mang thai thường giảm nên dễ bị nhiễm siêu vi gây bệnh cảm cúm.

Phụ nữ mang thai cần để nâng cao hệ miễn dịch bằng các uống nhiều nước, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt hoa quả và rau xanh. Không sử dụng thuốc cảm cúm bừa bãi khi không có chỉ định của bác sĩ.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là bệnh lý nguy hiểm cho thai kỳ mà cho tới nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, tỷ lệ mắc từ 2-8% số phụ nữ mang thai; làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng cũng như suy dinh dưỡng ở trẻ sau này.

Biểu hiện thường gặp là cao huyết áp, phù mặt, phù chân tay và nước tiểu có nhiều chất đạm. Tiền sản giật có thể khiến người mẹ bị tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu khiến máu chảy không cầm được; có thể co giật trước, trong và sau khi sinh làm thai nhi chậm phát triển, suy thai, thậm chí chết trong tử cung. Tiền sản giật không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nhau bong non, phù phổi, xuất huyết não, rối loạn tâm thần cho mẹ hoặc tử vong (10%).

Để có thai kỳ khỏe mạnh mẹ bầu cần chủ động trong việc thực hiện chế độ làm việc nghỉ ngơi phù hợp, ăn uống bổ sung chất đầy đủ và lành mạnh để dự phòng tiền sản giật. Đồng thời thực hiện khám thai đều đặn giúp tầm soát, phát hiện kịp thời nguy cơ để được hỗ trợ phù hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Trầm cảm

Triệu chứng của bệnh là mất hết năng lượng, mất ngủ và chán ăn. Bệnh gây nên những hậu quả nghiêm trọng như cơ thể gầy yếu, kém sức sống, nghiện các chất kích thích và thậm chí là tự tử. Trẻ vì thế mà bị suy thai, chậm phát triển, sinh non. Trầm cảm là bệnh mà bất cứ mẹ bầu nào đều không mong muốn mắc phải. Thậm chí mức độ nguy hiểm của bệnh này còn nguy hiểm hơn so với các căn bệnh khác.

Nếu có dấu hiệu bị bệnh, hãy lập tức đến bệnh viện được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?