CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (Phần 3)

09:03 - 09/08/2021 Lượt xem: 369 Tác giả: Kim Ngân

Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc có rất nhiều trường hợp khác nhau. Sau đây bạn hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tiếp tục tìm hiểu nhé!

Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc (Phần 3)

  1. Mẫn cảm với ánh sáng

Có một số thuốc như griseofulvin, phenothiazin, các sulfonamid, dẫn chất Salicylat, các tetracyclin, các kháng sinh nhóm quinolon, clorpromazin... dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời có thể gây phản ứng mẫn cảm với ánh sáng. Lúc này các thuốc đóng vai trò là hapten trở nên mẫn cảm với protein ở da. Phản ứng mẫn cảm với ánh sáng có thể xảy ra tại chỗ hoặc toàn thân. Phản ứng có khi chỉ là biểu hiện sẩn ngữa, mày đay, eczema, có thể là bỏng rộp hoặc tổn thương da cấp hoặc mạn tính, cũng có một vài trường hợp có thể dẫn tới viêm gan, viêm thận ...

Mẫn cảm với ánh sáng có thể là hậu quả của việc sử dụng thuốc bôi tại chỗ, cũng có do dùng thuốc theo đường toàn thân. Mức độ phản ứng tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố: thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, mức độ và cường độ chiếu sáng, vào loại thuốc sử dụng, vào cơ địa của bệnh nhân...

  1. Sốt do thuốc.

Thuốc có thể gây sốt trong nhiều trường hợp mà không có sự tham gia của phản ứng dị ứng. Thực nghiệm đã chứng minh rằng dùng thuốc có thể làm tăng thân nhiệt ở những cá thể mẫn cảm. Tuy nhiên sốt do thuốc là biểu hiện duy nhất của dị ứng là rất hiếm gặp.

Triệu chứng sốt chỉ gặp 7 - 14 ngày sau khi dùng thuốc. Nếu điều trị sốt thành công, thường 3-5 ngày nhiệt độ sẽ giảm, sau đó lại xuất hiện sốt vào ngày thứ 7 - 9 của đợt điều trị. Khi ngừng thuốc, nhiệt độ cơ thể trở về bình thường sau 48 giờ. Nếu dùng thuốc lần thứ hai lập tức bị sốt trở lại. Cơ chế này chưa được xác định rõ ràng. Những thuốc bị "Kết tội" gây sốt bao gồm: penicilin, cephalosporin, sulfamid, thuốc ngủ nhóm barbituric v.v... Thuốc điều trị sốt trong những trường hợp này là corticosteroid.

  1. Hen phế quản do thuốc

Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc phần 3

Co thắt phế quản có thể là một trong những biểu hiện lâm sàng của sốc phản vệ do thuốc. Cơn khó thở xuất hiện sau khi tiếp tục hoặc dùng thuốc vài phút. Nghe phổi đầy ran rít, ran ngáy. Về sau không tiếp xúc với thuốc vẫn xuất hiện những cơn khó thở do nhiều yếu tố khác nhau.

Hen phế quản do thuốc thường xảy ra ở những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc như các bác sĩ, dược sĩ, y tá, dược tá, công nhân trong các Xí nghiệp dược phẩm, Nhiều loại thuốc có thể là yếu tố sinh học gây hen phế quản dị ứng do thuốc như: penicilin, sulfamid, hypothiazid, methotrexat vv...

Khi sử dụng thuốc ở dạng khí dung bằng chính thuốc mà người bệnh trước đó đã bị sốc phản vệ thì sẽ gây phản ứng co thắt phế quản mà không kèm theo một biểu hiện nào.

Các thuốc chống viêm không steroid đặc biệt là aspirin gây ra cơn khó thở ở người hen phế quản mà không có cơ chế của phản ứng dị ứng.

  1. Tổn thương thận

Những năm gần đây vai trò của yếu tố dị ứng trong căn nguyên của nhiều bệnh viêm cầu thận, viêm thận do thuốc đã được xác định.

Sulfamid và nhiều kháng sinh có tác dụng gây độc đối với ống thận, Triệu chứng đầu tiên sau khi dùng thuốc là sốt, nổi ban trên da, xét nghiệm máu: bạch cầu ái toan tăng cao, nước tiểu có hồng cầu, bạch cầu, protein. Các trường hợp này  đều liên quan đến việc điều trị bằng các thuốc; các thuốc hay gây kiểu phản ứng dị ứng này là methicilin, cephalosporin, oxacilin, penicilin, sulfall

  1. Tổn thương gan

Là biểu hiện hay gặp trong dị ứng thuốc. Sau khi dùng thuốc vài ngày xuất hiện mày đay, sau đó vàng da, nước tiểu vàng. Xét nghiệm máu: bạch cầu ái toán tăng. Khi ngừng thuốc, tình trạng lại trở về bình thường sau 2 tuần.

Dâu hiện lâm sàng của các thuốc gây nhiễm độc gan giống như viêm gan do virus

Các trường hợp dị ứng thuốc năng như hội chứng Lyell, Stevens - Johnson dễ gây nhiễm độc gan, có trường hợp tử vong.

Các thuốc dị ứng gây tổn thương gan bao gồm: aminazin, erythromycin, sulfamia rifampicin, pirazinamid, analgin w...

  1. Tổn thương đường tiêu hoá

Những triệu chứng tổn thương đường tiêu hoá rất hay xảy ra khi dùng thuốc, ví dụ viêm hang vị dị ứng với biểu hiện đau vùng thượng vị, nôn, buồn nôn kèm phù Quincke, mày đay... sau mỗi lần sử dụng thuốc.

Các thuốc : penicilin, tetracyclin, butazolit, sulfamid vv... hay gây ra những triệu chứng trên.

  1. Biểu hiện huyết học

Trong số những tổn thương khác nhau ở cơ quan tạo máu do dị ứng thuốc, hay gặp hơn cả là chứng mất bạch cầu hạt. Những thuốc hay gây chứng bệnh này là : penicilin, tetracyclin, biomycin, syntomycin, sulfamid, analgin, salicylic, amidopyrin, aminazın, các thuốc chữa lao.

Bệnh cảnh điển hình của chứng mất bạch cầu hạt do dị ứng thuốc với các dấu hiệu sau: sốt cao đột ngột, sức khoẻ người bệnh suy sụp nhanh, loét, hoại tử niêm mạc miệng, mũi họng, cơ quan sinh dục, viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết dễ dẫn đến tử vong. Nhiều trường hợp dị ứng thuốc gây giảm hồng cầu, tiểu cầu. Các bệnh hay gặp là thiếu máu huyết tán, xuất huyết giảm tiểu cầu...

  1. Luput ban đỏ do thuốc

Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc phần 3

Được mô tả lần đầu tiên năm 1954 khi điều trị cao huyết áp kéo dài bằng hy Người ta còn phát hiện thấy ở những người bệnh dùng nhiều loại thuốc khác nhau kéo dài, đặc biệt là procainamid, streptomycin, methyldopa, penicilin, aminazin v.v...

Triệu chứng lâm sàng: mệt, sốt, đau khớp, ban đỏ ở mặt, tổn thương thận. Xét  nghiệm thấy tốc độ máu lắng tăng, tế bào Hagraves, kháng thể kháng nhân dương tính, kháng thể kháng ADN âm tính.

  1. Viêm mạch dị ứng

Là phản ứng dị ứng nặng thường biểu hiện toàn thân. Những trường hợp nhẹ chỉ biểu hiện ngoài da. Các ban xuất huyết như muỗi đốt thường xuất hiện ở chi dưới, cũng có thể ở toàn thân, ban đỏ hoặc mày đay.

Triệu chứng kèm theo có sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, đau bụng , đôi khi có tổn thương gan, thận.

Các thuốc gây bệnh này bao gồm: dimedrol, indomethacin, meprobamat, penicilin, phenothiazin, propranolol, sulfanilamid, tetracyclin, hypothiazid v.v..

Xem thêm:  CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (Phần 1)

                  CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG CỦA DỊ ỨNG THUỐC (Phần 2)

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa