Các vấn đề gây khó chịu thường gặp khi mang thai

10:56 - 20/04/2022 Lượt xem: 311 Tác giả: Thanh Nga

Những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai có thể gây ra các vấn đề khó chịu khác nhau trên khắp cơ thể bà bầu. Dưới đây là một vài vấn đề gây khó chịu thường gặp khi mang thai và cách khắc phục.

1. Buồn nôn, nôn là 1 vấn đề gây khó chịu thường gặp

Thường xuất hiện khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 tuổi thai. Sau đó giảm dần và tự mất đi. Nguyên nhân có thể do lượng HCG, progesterone… cao  trong máu mẹ. Tăng nhu động dạ dày, căng thẳng tâm lý cũng gây mệt, buồn nôn, nôn.

Xử trí bằng cách khuyến khích thai phụ ăn nhiều lần lượng ít với thức ăn khô, tránh để dạ dày trống, thư giãn. Điều trị với vitamin B6 nếu cần thiết. Thuốc chống ói là giải pháp cuối cùng. Nghén nặng là tình trạng nôn ói rất nhiều dẫn đến rối loạn nước, điện giải, xuất hiện ketone trong nước tiểu… Tình trạng này cần phải điều trị bù nước, điện giải để tránh toan máu.

các vấn đề gây khó chịu khi mang thai

2. Nám mặt, tăng sắc tố da

Là các thay đổi thường gặp do thay đổi nội tiết trong thai kỳ. Nổi mẩn ngứa ở da có thể do dị ứng với các yếu tố thức ăn, thời tiết và mồ hôi…

3. Ăn gở

Một số rất ít người có thai thích ăn những thứ không phải là thức ăn như đất sét, bột hồ, vải… những thứ không có chất dinh dưỡng mà có thể gây độc. Tại sao có hiện tượng này? Người ta chưa tìm ra nguyên nhân, nhưng có ý kiến cho rằng có thể họ bị thiếu chất sắt. Do đó bên cạnh việc giải thích cho bệnh nhân để họ đừng tiếp tục ăn như vậy nên kiểm tra thiếu máu thiếu sắt. Chất trích tinh belladon (belladonna extract) 8-15mg uống 4 lần một ngày có thể dùng điều trị.

4. Mệt mỏi

Thai nhi đang lớn dần đòi hỏi người mẹ cần thêm năng lượng nên dễ bị mệt mỏi. Đôi khi mệt mỏi cũng là dấu hiệu thiếu máu do thiếu sắt - một vấn đề thường gặp khi mang thai.

Lời khuyên:

  • Nghỉ ngơi nhiều, ngủ sớm hơn và ngủ trưa;
  • Sinh hoạt điều độ;
  • Cân bằng vận động với nghỉ ngơi;
  • Tập thể dục vừa phải hàng ngày;
  • Đến bệnh viện kiểm tra thiếu máu thiếu sắt thường xuyên.

5. Đau khớp, trằn nặng vùng chậu

Thường do tăng chất nội tiết relaxin từ nhau thai làm dãn khớp vệ, khớp chậu hông. Có thể dùng đai vùng hông, nằm nghỉ để giảm đau. Khi có thai cột sống thắt lưng và cổ bị tăng độ cong để giữ thăng bằng khi bụng lớn lên. Thay đổi này có thể gây đau lưng. Dùng đai nâng bụng, thuốc giảm đau tại chỗ, xoa bóp cơ lưng có thể làm cho thai phụ dễ chịu.

6. Ợ nóng là 1 trong những vấn đề gây khó chịu khi mang thai

ợ nóng là 1 trong những vấn đề gây khó chịu thường gặp khi mang thai

Chứng ợ nóng khi mang thai là một triệu chứng khó chịu với hơn 50% phụ nữ gặp phải, đặc biệt là trong quý thứ hai và thứ ba. Nó thường không phải là một dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó có thể khá khó chịu và thậm chí gây đau đớn. Trào ngược dạ dày thực quản thường được gọi là trào ngược axit hay ợ nóng.

Khó tiêu cũng là một triệu chứng thường gặp trong thai kỳ và có thể đi kèm với ợ nóng. ẹ Mẹ sẽ cảm  thấy đầy bụng, chướng hơi, phình bụng

Ợ nóng là khi axít dạ dày bị đẩy lên thực quản (ống nối miệng và dạ dày), tạo cảm giác bỏng rát sau xương ức hoặc xuất hiện ở dạ dày và có xu hướng lan lên trên. Mẹ cũng có thể cảm thấy vị chua trong miệng hoặc chất nôn đang đầy lên trong cổ họng. Ợ nóng phải được điều trị vì nếu để tiếp diễn nhiều lần, nó sẽ khiến mẹ không thể ăn vì đau đớn và nếu mẹ không ăn, bé sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng.

Cách giảm và tránh ợ nóng trong thai kỳ

  • Ăn sáu bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa thông thường, giúp ngăn dạ dày trở nên quá căng.
  • Đừng ăn quá gần giờ ngủ, nên ăn trước giờ ngủ 2-3 tiếng.
  • Kê cao gối để nằm đầu cao hơn dạ dày. Có thể mua đệm gối để có góc nằm tốt hơn tránh ợ nóng.
  • Đừng ăn thức ăn cay hay gây kích thích như sô cô la, thức ăn chiên xào và caffeine.
  • Nếu đã thử những cách khác và không có cái nào thật sự có tác dụng, có những loại thuốc kháng tiết được cho là an toàn cho thai phụ. Trước khi tự điều trị bằng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để xác nhận loại nào an toàn.

7. Dãn tĩnh mạch

Thường gặp ở chân, âm hộ do tử cung lớn chèn ép lên tĩnh mạch chi dưới. Khi đau đột ngột, khu trú ở chân nên tìm xem có bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu không. Mang vớ thun (elastic stockings), kê cao chân để giảm dãn tĩnh mạch chân.

8. Táo bón

Cách giảm và tránh táo bón trong thai kỳ

  • Tăng cường chất xơ. Thực phẩm tốt bao gồm: đậu Hà Lan, đậu đen, đậu lăng, đậu lima, hạnh nhân, bơ, quả mọng, bánh nướng xốp yến mạch, bột yến mạch,....
  • Uống ít nhất 08 ly nước mỗi ngày.
  • Uống lợi khuẩn an toàn cho phụ nữ mang thai để giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ruột nhu động và hệ tiêu hóa hoạt động thường xuyên.
  • Uống vitamin cho thai phụ với chất sắt nhẹ đặc biệt để giảm tình trạng táo bón.

Trong quá trình mang thai, người mẹ không chỉ có những thay đổi về tâm sinh lý mà còn gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, về lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy mà các mẹ nên đi kiểm tra thai định kỳ, để được bác sĩ theo dõi, tư vấn, phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Sử dụng thuốc chống dị ứng an toàn khi mang thai
Các thuốc đặt phụ khoa phổ biến được bác sĩ khuyên dùng
Uống sắt, canxi và vitamin tổng hợp như thế nào là tốt nhất?
Bà bầu bị cảm cúm có sử dụng thuốc kháng sinh được không?
Cân nặng và chiều dài thai nhi theo tiêu chuẩn WHO