Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

14:39 - 19/04/2022 Lượt xem: 755 Tác giả: Thanh Nga

Phụ nữ nhiễm HIV-AIDS ngày càng tăng, họ có thể lây từ chồng, từ bạn tình đồng thời họ có thể lây cho bạn tình khác và nhất là họ có thể lây cho con của họ.  Cho đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra cách để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này. HIV không chỉ gây ra những tác hại về mặt sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

1. HIV có lây từ mẹ sang con không?

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được thực hiện trên 100 bà mẹ mang thai bị nhiễm HIV thì có khoảng 9 trẻ sẽ bị lây bệnh từ mẹ trong giai đoạn từ khi còn trong bào thai, 17 trẻ bị lây bệnh trong giai đoạn chuyển dạ và 10 trẻ bị nhiễm HIV trong giai đoạn bú mẹ. Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chiếm khoảng 30%.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

- Trong khi mang thai

  • HIV có thể được truyền trực tiếp từ mẹ sang thai qua bánh rau mặc dù bánh rau có một màng ngăn cách với tử cung của người mẹ để bảo vệ thai nhi, bảo vệ cho 60% - 70% trẻ không nhiễm HIV.
  • HIV có thể qua thai do nhiễm khuẩn bánh rau, viêm màng ối.
  • HIV qua thai muộn hơn, vào nửa sau thai kỳ do bề dày của màng rau mỏng đi. Nồng độ virus trong máu càng cao thì tỷ lệ lây nhiễm mẹ-con càng cao. Thời điểm nồng độ HIV cao là lúc mới chuyển vào huyết thanh và giai đoạn cuối của AIDS.

- Trong chuyển dạ, khi sinh đẻ

Các yếu tố làm tăng khả năng LTMC:

  • Số lượng virus có trong âm đạo tăng làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV khi thai đi qua âm đạo.
  • Thai qua đường âm đạo có thể nuốt dịch âm đạo có nhiều HIV vào đường tiêu hóa, da và niêm mạc của trẻ tiếp xúc với máu và dịch âm đạo của mẹ khi đẻ đường dưới.
  • Cơn co tử cung, sự xóa mở cổ tử cung gây chảy máu
  • Phần mềm của người mẹ bị dập nát, các can thiệp như cắt tầng sinh môn gây chảy máu
  • Forceps hoặc hút có thể gây sang chấn/xây xước cho thai nhi
  • Đẻ khó, chuyển dạ kéo dài
  • Thời gian từ khi vỡ ối đến khi sinh dài (đặc biệt là sau 4 giờ và cứ mỗi giờ sau khi vỡ ối nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con tăng thêm 2%)
  • Sự suy giảm miễn dịch nặng được đánh giá bằng số lượng CD4 thấp, tỷ lệ % CD4 thấp. tỷ lệ CD4/CD8 cao. Theo European Collaborative Study nếu CD4 dưới 700/mm3 thì tỷ lệ lây nhiễm cao. Nồng độ kháng thể trung hòa cao thì tỷ lệ lây nhiễm mẹ-con thấp.

nhiễm HIV có lây truyền từ mẹ sang con không

- Lây nhiễm HIV từ mẹ sang con khi cho con bú?

Mặc dù nồng độ virus HIV có trong sữa mẹ là không cao nhưng khả năng lây truyền HIV từ mẹ sang con vẫn là rất lớn nếu như trẻ bú sữa mẹ nhiễm HIV.

Virus HIV từ sữa mẹ có thể xâm nhập qua niêm mạc miệng, lưỡi, lợi của đứa trẻ và tấn công vào cơ thể, đặc biệt trong trường hợp đứa trẻ có biểu hiện viêm nhiễm trong khoang miệng thì tỷ lệ lây nhiễm càng cao.

Ngoài ra, nếu vú của người mẹ bị nhiễm HIV bị viêm hay có vết nứt hoặc khi trẻ mọc răng cắn vú mẹ chảy máu thì virus HIV còn có thể theo máu vào miệng trẻ và xâm nhập qua niêm mạc trong khoang miệng để gây bệnh. Theo thống kê thì có khoảng 30% số trẻ em bị lây nhiễm HIV từ mẹ trong thời gian cho bú.

3. Làm thế nào để giảm nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con?

Thực tế, tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con sẽ chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, nếu các trường hợp mẹ bị nhiễm HIV được chăm sóc dự phòng tốt thì tỷ lệ lây truyền sang con sẽ giảm xuống còn 10%, thậm chí chỉ còn 1%. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em bị lây truyền virus HIV sau dự phòng có kết quả âm tính chiếm trên 90%. Chính vì thế, việc trẻ sinh ra có bị lây nhiễm HIV hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc điều trị dự phòng ở người mẹ mang thai bị nhiễm virus HIV.

Để dự phòng tốt và giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con ở người mẹ mang thai bị nhiễm HIV thì người mẹ cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, chăm sóc thai sản và theo dõi, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?