Cách chăm sóc và điều trị trẻ bị chàm sữa

14:16 - 06/07/2022 Lượt xem: 358 Tác giả: Thanh Nga

Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là bệnh với đặc tính viêm da dị ứng và thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 2 tuổi. Theo thống kê y khoa, có đến 20% tổng số trẻ sau khi sinh mắc chứng bệnh này kể cả trẻ khỏe mạnh. Chàm sữa mặc dù không lây và không quá nguy hiểm đến trẻ tuy nhiên bệnh dễ tái phát nhiều lần và có nguy cơ tiến triển thành chàm thể tạng gây khó khăn trong quá trình điều trị và có nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

1. Đặc điểm chàm sữa ở trẻ

Bệnh có tính chất dị ứng nên sẽ tăng nặng khi trẻ:

  • Ăn thức ăn dị ứng
  • Mẹ ăn thức ăn gây dị ứng
  • Thay đổi thời tiết. Trẻ miền bắc thường bị nhiều hơn.
  • Trẻ tiếp xúc xà phòng, bỉm, chất có mùi thơm công nghiệp cũng có thể gây dị ứng.

Bệnh có thể di truyền:

  • Trẻ có bố mẹ bị viêm da cơ địa, vảy nến, dị ứng… có nguy cơ

2. Biểu hiện chàm sữa ở trẻ

Việc nhận biết sớm tình trạng cơ thể trẻ có phải bị chàm sữa hay không sẽ giúp cha mẹ sớm có phương án điều trị cũng như chăm sóc bé bị chàm sữa đúng cách để tránh bệnh tái phát liên tục tạo thành bệnh chàm thể tạng. Nhìn chung trẻ bị chàm sữa sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sau:

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh

  • Hai má hoặc tay chân trẻ xuất hiện những nốt mẩn đỏ và chuyển dần sang mụn nước màu đỏ
  • Các nốt mụn nước tạo thành đám đỏ, có thể chảy nước hoặc đóng vảy.
  • Khi cha mẹ chạm vào vùng da bị chàm sữa thường có cảm giác thô ráp và có những vảy nhỏ ti li
  • Chàm sữa thường xuất hiện ở những vùng da hay bị gập lại như cổ tay, khuỷu tay, sau đầu gối, mu bàn tay...
  • Trẻ thường biểu hiện khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc và ăn ít đi
  • Các nốt chàm sữa thường làm trẻ ngứa, vì vậy trẻ thường bứt rứt, gãi liên tục, đôi khi làm các vết chàm sữa vỡ ra gây chảy máu
  • Trẻ thường có một số triệu chứng của viêm mũi hoặc hen suyễn.

3. Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị trẻ bị chàm sữa

  • Tránh thức ăn gây dị ứng, mẹ cũng tránh ăn khi trẻ đang bú.
  • Tránh dùng xà phòng, sữa tắm, tắm nước lã.
  • Tránh dùng hương tổng hợp, xà phòng giặt có mùi thơm mạnh, bỉm thơm, khăn ướt công nghiệp.
  • Có thể rửa mặt bé bằng nước chè xanh đun sôi.
  • Giữ ẩm da cho bé là quan trọng nhất, nên dùng chất giữ ẩm dạng oil hàng ngày bằng Vaseline.
  • Không tự ý điều trị bằng corticoid.
  • Có thể dùng: Sodermix kết hợp dưỡng ẩm bằng Vaselin ngày 2 lần

Ngay khi bé có những triệu chứng của chàm sữa, bạn nên đưa bé đến gặp các bác sĩ Nhi khoa để được khám và tư vấn điều trị sớm, tránh để lâu gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Ngoài những thông tin bài viết cung cấp ở trên các bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé.

 

 

Bài viết liên quan

Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng