Cách chăm sóc và phòng tránh tiêu chảy cho trẻ

10:17 - 16/01/2022 Lượt xem: 625 Tác giả: Kim Ngân

 

Trẻ tiêu chảy là bệnh khá thường gặp. Tuy nhiên nếu bệnh không được điều trị nhanh chóng và đúng cách sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ.

1. Nguyên tắc chăm sóc trẻ tiêu chảy

Tùy vào tình trạng của trẻ sẽ có những chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên cách chăm sóc cần dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Bù đủ nước và điện giải nhằm ngăn chặn mất nước nặng: Uống ngay dung dịch Oresol khi trẻ đi ngoài phân lỏng, truyền dịch khi có mất nước nước nặng.
  • Cho trẻ ăn bình thường: Bú mẹ, ăn dặm bình thường theo lúa tuổi.
  • Theo dõi thường xuyên:
  • Số lần đi ngoài và tính chất phân
  • Đánh giá đúng tình trạng mất nước.
  • Xử lý kịp thời, đảm bảo đủ nước, hạ sốt…
  • Hướng dẫn và điều chỉnh chế độ ăn, chế độ vệ sinh và hướng dẫn mẹ chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy.
  • Tiến triển bệnh (xuất hiện đi ngoài ra máu…)
  • Chỉ dùng kháng sinh khi ỉa phân máu, khi bị tả, thương hàn.

2. Hướng dẫn cụ thể cách chăm sóc cho trẻ bị tiêu chảy

Trẻ tiêu chảy cách chăm sóc và dự phòng

2.1. Đối với trẻ có nguy cơ mất nước do tiêu chảy” tiêu chảy chưa có dấu hiệu mất nước”. Chăm sóc tại nhà

* Đề phòng mất nước: Cho trẻ uống và bú nhiều hơn ngay sau khi bị tiêu chảy từ lần đầu có biểu hiện để đề phòng mất nước. Các loại dịch cho trẻ uống:

       - Nước cơm, nước cháo muối (1 nắm gạo, 1 nhúm muối và 6 bát nước đun sôi 15 phút kể từ lúc sôi chắt ra 5 bát nước để uống. Chỉ uống trong 6 giờ thừa thì đổ bỏ và đun nồi khác).

       - Nước gạo rang, nước canh, sước súp.

       - Có thể dùng nước đun sôi để nguội.

       - Cách cho uống dung dịch Oresol để giảm áp lực thẩm thấu:

         + Trẻ < 2 tuổi: 50 - 100 ml sau mỗi lần tiêu chảy

         + Trẻ ≥ 2 tuổi: 100 -200 ml sau mỗi lần tiêu chảy

* Duy trì dinh dưỡng

  • Tiếp tục cho trẻ ăn đầy đủ các chất, nhất là chất đạm để thúc đẩy quá trình đổi mới tế bào ruột và phòng suy dinh dưỡng.
  • Trẻ đang bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú mẹ, nhưng bú nhiều lần hơn. Tiếp tục cho trẻ em ăn những thức ăn phù hợp với tháng tuổi đối với trẻ đang được nuôi con bằng chế đọ ăn nhân tạo.
  • Trẻ ăn dặm: Tiếp tục cho trẻ như bình thường, chia nhỏ bữa nấu loãng, đáp ứng đủ dinh dưỡng dễ tiêu, không kiêng khem nhiều (không cho trẻ ăn nhiều thức ăn nhiều chất xơ và thức ăn có nhiều đường).
  • Khi hết tiêu chảy cần cho trẻ ăn thêm 1 bữa/ ngày và trong 2 tuần để bù lại dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh đã ăn không đủ.

* Theo dõi trẻ nếu có dấu hiệu nặng thì đến cơ sở y tế để khám:

                     - Sau 2 ngày điều trị không đỡ.

                      - Trẻ có khát nước, uống nhiều.

                      - Nôn nhiều.

                      - Không chịu ăn hoặc bỏ bú.

                      - Trẻ sốt hoặc có máu trong phân…

2.2. Đối với trẻ bị “tiêu chảy mất nước nhẹ hoặc trung bình”

trẻ tiêu chảy cách chăm sóc và phòng tránh

  * Bù nước và điện giải bằng đường uống

       - Cho trẻ uống dung dịch Oresol trong 4 giờ với liều như sau:

         + Nếu biết cân nặng của trẻ: 75ml/kg/4 giờ

         + Nếu không biết cân nặng thì dung như sau trong 4giờ:

                     Trẻ dưới 4 tháng: 200- 400ml

                     Trẻ 4 tháng- dưới 12 tháng: 400 – 700ml

                     Trẻ 12 tháng- 23 tháng: 700 – 900ml

                     Trẻ 2 tuổi- 5 tuổi: 900- 1400ml

                     Trên 5 tuổi: Uống theo nhu cầu

Nếu sau khi cho trẻ uống hết dịch mà đòi uống thêm thì cho trẻ uống thêm. Nếu trẻ dưới 6 tháng không được bú mẹ nên cho trẻ uống thêm 100 – 200ml nước sôi để nguội trong 4 giờ.

      - Sau 4 giờ bù nước thì bất đầu cho trẻ ăn. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ và ăn dặm để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

      - Bổ sung kẽm cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

2.3. Đối với trẻ bị “Tiêu chảy mất nước nặng”

 Đối với trẻ bị tiêu chảy mất nước nặng chúng ta đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

3. Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ

  • Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Ăn dạm đúng theo ô vuông thức ăn
  • Thực hiện tiêm phòng đầy đủ 7 bệnh thường gặp, tiêm đúng lịch: Rota, thương hàn.
  • Giữ ấm cho trẻ.

Vệ sinh, an toàn thực phẩm

  • Sử dụng nguồn nước sạch
  • Ăn chín, uống sôi
  • Thức ăn cho trẻ phải tươi, đảm bảo vệ sinh, bảo quản chu đáo.
  • Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, đổ bô, quét nhà, dọn dẹp...
  • Mọi người trong gia đình đều giữ vệ sinh chung.
  • Xử lý và quản lý tốt phân, nước, rác thải.
Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám thai lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ;  để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những vấn đề thường gặp sau sinh và cách khắc phục
Tại sao sinh mổ không nên đặt vòng tránh thai?
Gợi ý thực đơn giảm cân sau sinh cho mẹ về dáng nhanh
Bí quyết lấy lại vóc dáng sau sinh thon gọn
Sau sinh bao lâu thì hết sản dịch?