Cách giảm đau và phòng tránh đau dạ dày khi mang thai

04:46 - 03/02/2021 Lượt xem: 295

Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phố biến ở thai phụ. Các triệu chứng đau dạ dày gây ra không ít khó chịu cho mẹ bầu. Vậy làm thế nào để giảm đau dạ dày và cách phòng ngừa là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé !

1. Cách giảm đau khi bà bầu bị đau dạ dày

  • Giảm lượng thức ăn ở mức thích hợp
Do nội tiết tố khi mang thai và chèn ép tử cung, chức năng đường tiêu hóa của phụ nữ mang thai giảm sút, trong thai kỳ nhiều người lại ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng, dẫn đến quá tải và gây đau dạ dày. Do đó, nên giảm lượng mỗi bữa ăn một cách thích hợp, đặc biệt là những thực phẩm có hàm lượng đường cao, có thể ăn cháo và súp khi bị đau dạ dày.
  • Nửa nằm nửa ngồi
Nếu mẹ bầu cảm thấy đau dạ dày quá dữ dội, có thể chọn tư thế nửa nằm nửa ngồi để giảm nhẹ cơn đau.
  • Xoa bóp huyệt vị

Day huyệt nội quan

Huyệt nội quan nằm ở chính giữa cổ tay, cách đường vân cổ tay một khoảng bằng chiều rộng 3 ngón tay, ở giữa hai gân. Dùng ngón tay cái day ấn theo vòng tròn 3-6 lần, hai tay luân phiên, khi cơn đau phát tác có thể tăng số lần.

Ấn huyệt túc tam lý

Huyệt túc tam lý nằm dưới mép đầu gối 3 thốn (tương đương độ rộng 4 ngón tay); ở giữa xương chày và xương mác. Dùng hai đầu ngón tay cái ấn huyệt túc tam lý, bình thường 3-6 lần; khi đau có thể tăng số lần, cố thể dùng lực mạnh hơn một chút.

Chữa trị bằng thuốc

Nếu bị đau bụng thường xuyên vào ban đêm, có thể sử dụng một số thuốc kháng axit theo hướng dẫn của bác sĩ và uống trước khi đi ngủ.
 

2. Phòng tránh đau dạ dày ở phụ nữ mang thai

  • Ăn uống hợp lý, ăn thành nhiều bữa
Ba bữa đúng giờ, theo định lượng, một ngày có thể ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn tốt nhất 30-60 phút. Khi ăn cần chậm rãi, tâm trạng vui vẻ. Ba bữa chính đều không được bỏ qua hay ghép lại. Tốt nhất nên ăn ở nơi có không khí tốt, vui vẻ, ít bị quấy rầy.
  • Ăn đồ ăn tươi, ít ăn thực phẩm kích thích
Ăn thức ăn ít nóng và cay, chế độ ăn nên có đủ thực phẩm giàu vitamin giúp bảo vệ niêm mạc và cải thiện khả năng phòng vệ của dạ dày, thúc đẩy sửa chữa các tổn thương tại chỗ. Ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, đồng thời chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng.
  • Vận động vừa sức
Trong nửa giờ sau bữa ăn không được nằm, cố gắng ngồi thẳng trong khi ăn để tránh axit dạ dày trào ngược.
Bạn có thể tập thể dục mỗi ngày: đứng hai chân rộng bằng vai; đặt tay lên hai đầu gối và uốn cong người về phía trước một chút. Hít một hơi thật sâu, khi thở ra thì nhẹ nhàng co thắt cơ bụng; nhưng hãy chắc chắn không dùng lực quá mạnh, nếu không bạn sẽ cảm thấy khó chịu. Thở hết khí trong phổi, thả lỏng các cơ. Giữ tư thế này trong 5-20 giây, không nín thở, lặp lại 4-7 lần. Động tác này rất có tác dụng giảm chứng khó tiêu và táo bón.
Phụ nữ mang thai đã có vấn đề về dạ dày trước khi mang thai, hoặc không thể xác định viêm dạ dày hoặc đau dạ dày do mang thai, nên đến bệnh viện khám, đề phòng bệnh tình thêm nghiêm trọng.

3. Phụ nữ mang thai đau dạ dày nên ăn gì

  • Cháo:

Các loại cháo khác nhau không chỉ giàu chất dinh dưỡng, còn dễ tiêu hóa và hấp thu, là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Trong số đó, cháo bí ngô và cháo ngô có tác dụng dưỡng vị và giảm đau dạ dày.

Bà bầu bị đau dạ dày có thể ăn cháo ngô, cháo kê, cháo củ từ, có thể thêm một chút táo tàu. Chế độ ăn uống chủ yếu nên thanh đạm. Sau khi các triệu chứng đau dạ dày được giảm bớt, có thể dần bổ sung thực phẩm giàu calo và dinh dưỡng cao.
  • Sữa:

Phụ nữ mang thai không ngon miệng hoặc khó tiêu, có thể uống một ít sữa để bổ sung dinh dưỡng và an thần bổ não. Không uống sữa khi bụng đói vào buổi sáng, tốt nhất nên uống sữa 1 đến 2 giờ sau khi ăn sáng.

Trước khi uống sữa, hãy ăn một số thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh hấp, để sữa ở trong dạ dày lâu hơn, để enzyme trong dịch dạ dày phân huỷ hoàn toàn sữa, protein sẽ được tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
  • Các loại canh súp:

Các loại canh súp cũng có tác dụng tốt dưỡng vị và giảm đau dạ dày. Chú ý không nên uống nhiều nước thịt. Tốt nhất nên uống nhiều canh, súp rau, chẳng hạn như súp rau chân vịt, súp trứng. Khi nấu không bỏ quá nhiều muối, tránh gây tổn thương cho dạ dày.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén