Chăm sóc mẹ mang thai IVF trong 3 tháng đầu

16:30 - 05/04/2023 Lượt xem: 672 Tác giả: Kim Ngân

Quá trình IVF rất nhiều khó khăn, từ kinh tế, sức khỏe, thời gian cho tới tâm lý của người phụ nữ cũng ảnh hưởng rất nhiều. Thế nên, khi được thông báo tin vui IVF thành công thì không ít mẹ bầu đã rất xúc động. Thai 3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm. Đặc biệt nhay cảm hơn đối với những trường hợp IVF. Vậy chăm sóc mẹ mang thai IVF 3 tháng đầu như thế nào? Phòng khám xin đưa ra những chăm sóc cơ bản nhất để các ông bố và mẹ bầu nắm được.

Chăm sóc mẹ mang thai IVF trong 3 tháng đầu

1. Nghỉ ngơi và duy trì với những thói quen hằng ngày

Điều quan trọng trong chăm sóc khi mang thai là phải giữ sức khỏe tốt, tinh thần sức khỏe mẹ thoải mái thì em bé bên trong mới có thể phát triển tốt được.

Ổn định tinh thần: ngủ sớm, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng với thai phụ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Đặc biệt 3 tháng đầu mang thai mẹ bầu không nên cố quá sức để làm việc hay tham công tiếc việc. Dẫn tới cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, suy nhược.

Giảm căng thẳng: Nên tránh bất kỳ căng thẳng, lo lắng, stress... giữ cho tâm trí thư giãn, tập trung và cảm thấy vui vẻ với mọi điều xung quanh, tập thiền, tập thở và yoga, hay thậm chí là làm những công việc yêu thích như xem phim, nghe nhạc, đọc sách...

2. Chế độ dinh dưỡng

3 tháng đầu của hầu hết các trường hợp thụ tinh ống nghiệm, các mẹ bỉm sữa có thể bị buồn nôn dữ dội làm khó tiêu thụ bất cứ thứ gì. Do đó, điều quan trọng là phải ăn theo khẩu phần nhỏ và bổ sung các loại thực phẩm phù hợp như:

Thực phẩm chứa Acid folic: Nên bổ sung khoảng Acid folic 400mcg mỗi ngày, tại thời điểm ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai. Các loại thực phẩm có chứa Axit folic như rau lá xanh, đậu đen, đậu xanh, đậu phộng, đậu lăng, hạt hạnh nhân, hướng dương, đậu phộng, gạo, trứng, măng tây và trái cây họ cam quýt như bưởi, cam, đu đủ, dâu tây...

Thực phẩm chứa sắt: Các loại thực phẩm như ốc, hàu, sò... hoặc gan động vật như gan lợn, gan ngỗng, gan bò...hạt bí ngô, các loại ngũ cốc, chocolate đen, bột ca cao, thịt bò, thịt cừu... là những nguồn giàu sắt.

Chất béo không bão hòa: Có vai trò dự trữ năng lượng, đồng thời giúp tăng cường năng lượng cho mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ. Các nguồn thực phẩm chứa chất béo không bão hòa như cá thu, cá ngừ, cá hồi, quả óc chó, hạt chia, cây họ đậu, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hạt lanh...

Kẽm: Kẽm giúp cân bằng lượng hormone, rất quan trọng đối với quá trình sinh sản đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhu cầu kẽm là 15 mg mỗi ngày ở phụ nữ mang thai. Thực phẩm giàu kẽm như ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, quả hạch, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa, thịt, khoai tây...

Thực phẩm giàu Protein: Cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nhu cầu protein hàng ngày là 1 - 2g cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Các nguồn thức ăn chứa Protein tốt cho thai kỳ như cá, sữa, pho mát, đậu phụ, các loại hạt và đậu, rau mầm, thịt bò, thịt cừu, thịt dê, thịt gà, vịt, trứng...

Trái cây và rau quả: Là nguồn giàu vi chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp các chất chống oxy hóa quan trọng giúp giải độc cơ thể và hỗ trợ cho quá trình phát triển của thai IVF trong giai đoạn 3 tháng đầu. Các loại rau củ và trái cây thường dùng như súp lơ, rau bina, bông cải xanh, chuối, dâu tây, táo...

Ngoài ra, nên tránh caffein hoặc giảm lượng caffein xuống không quá 2 cốc mỗi ngày với các mẹ bị nghiện trà, cà phê, đồng thời bỏ hút thuốc và uống rượu bia hoàn toàn. Những điều này có thể cực kỳ có hại cho em bé, gây chậm phát triển và thậm chí là sảy thai trong trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tránh sử dụng thức ăn thừa, thức ăn có quá nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, thực phẩm có chứa thủy ngân... từ ngày chuyển phôi.

3. Chế độ vận động hợp lý

Nhiều bác sĩ khuyên rằng các mẹ bầu có thể duy trì chỉ số BMI khỏe mạnh bằng cách thực hiện các bài tập nhẹ trong giai đoạn này. Nhờ đó, tử cung của mẹ sẽ có điều kiện tốt hơn để giữ phôi. Hoạt động thể chất tốt nhất tại thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ là đi bộ một giờ mỗi ngày. Mặt khác, các mẹ nên tránh các bài tập nặng như đạp xe và chạy bộ vì những hoạt động này có thể chuyển lưu lượng máu từ tử cung đến các bộ phận khác của cơ thể, dẫn đến teo nội mạc tử cung và gây nguy hiểm cho phôi thai.

4. Tránh quan hệ tình dục

Bác sĩ khuyến cáo cho tất cả những bà mẹ mang thai IVF, nên hạn chế hoặc không nên quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu thai kỳ. Quan hệ tình dục có thể tạo những tác động mạnh lên tử cung, từ đó gây ra các cơn co thắt tử cung, ảnh hưởng xấu lên quá trình làm tổ của phôi thai trong tử cung.

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục không an toàn, không sạch sẽ trong giai đoạn nhạy cảm này còn có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh qua đường tình dục khác. Hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của em bé.

Trong những ngày đầu sau khi thụ tinh ống nghiệm thành công, một số ít các bà mẹ sẽ có thể thấy xuất hiện các cơn đau bụng nhẹ và chảy máu lượng ít ở âm đạo, thường xuất hiện khoảng ở tuần thứ 6 – 8, trong hầu hết các trường hợp, đây là 1 triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như đau bụng kéo dài hoặc tăng dần cường độ, ra máu âm đạo lượng nhiều, ra nhiều máu đen hoặc vón cục, mẹ sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, ra khí hư nhiều... Các mẹ bầu nên liên hệ hoặc đến ngay các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

5. Uống thuốc theo đơn

Trong 3 tháng đầu tiên của quá trình thụ tinh ống nghiệm, các bà mẹ có thể yêu cầu thêm các loại thuốc và hỗ trợ Progesterone. Progesterone là 1 hormone quan trọng để duy trì thai kỳ và thường được sử dụng trong các phương pháp hỗ trợ sinh sản như IVF. Để thai có cơ hội tiếp tục phát triển tốt nhất, nhiều phụ nữ cần tiếp tục dùng Progesterone theo đơn của bác sĩ trong những tuần sau khi chuyển phôi. Nó hỗ trợ quá trình làm tổ và duy trì phôi thai trong tử cung.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể tư vấn cho sản phụ duy trì việc bổ sung acid folic trong giai đoạn này. Vì vậy, nếu băn khoăn hay lo lắng về việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào tại thời điểm mang thai IVF 3 tháng đầu, các mẹ bầu nên liên hệ trực tiếp để có được sự tư vấn chính xác từ phía các bác sĩ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám thai, khám phụ khoa, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?