Chẩn đoán và cách xử trí sa dây rốn trong sản khoa

05:00 - 16/07/2020 Lượt xem: 768

Sa dây rốn là một cấp cứu thượng khẩn trong sản khoa, trong đó thời gian được đếm từng phút. Nếu không can thiệp kịp thời, thai nhi sẽ chết trong vòng vài phút. 1. Sa dây rốn Sa dây rốn được định nghĩa là tình trạng mà trong đó dây rốn bị sa ra […]

Sa dây rốn là một cấp cứu thượng khẩn trong sản khoa, trong đó thời gian được đếm từng phút. Nếu không can thiệp kịp thời, thai nhi sẽ chết trong vòng vài phút.

1. Sa dây rốn

Sa dây rốn được định nghĩa là tình trạng mà trong đó dây rốn bị sa ra ngoài, bên dưới của ngôi thai.

Sau khi sa, tuần hoàn qua dây rốn bị ngưng trệ, dây rốn mất nước và khô đi. Thai sẽ chết trong vòng vài phút. Ngay sau khi dây rốn bị sa ra ngoài, thai nhi lâmngay vào một tình trạng nguy kịch. Một mặt, dây rốn bị sa nằmgiữa phần thai và thành xương cứng của eo trên, bị chèn ép và gây tắc nghẽn hoàn toàn lưu thông của máu trong cuống rốn. Thai nhi không còn nhận được máu bão hòa oxygen từ nhau nữa. Mặt khác, ngay trong trường hợp sự chèn ép cơ học là không hoàn toàn, thì dây rốn do bị sa ra ngoài không còn nằm trong nước ối, sẽ nhanh chóng mất nước và bị khô đi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuần hoàn trong cuống rốn.

xử trí sa dây rốn
    Xử trí sa dây rốn

2. Chẩn đoán sa dây rốn

Sa dây rốn trong bọc ối: Khám âm đạo thấy dây rốn nằm ở bên hoặc dưới ngôi thai nhưng vẫn trong bọc ối.

Nếu ối đã vỡ thì khám dây rốn sa trong âm đạo, có khi ra ngoài âm hộ.

Hay gặp trong ngôi bất thường.

3. Xử trí chung

Sa dây rốn trong bọc ối:

      • Không cho sản phụ rặn.
      • Đặt sản phụ nằm tư thế mông cao ngay sau khi phát hiện và chuyển lên phòng mổ.
      • Phẫu thuật lấy thai cấp cứu.
      • Nếu thai chết, có đủ điều kiện: lấy thai đường dưới.

Sa dây rốn khi đã vỡ ối:

Mổ khẩn cấp trong trường hợp sa dây rốn
      • Xác định xem dây rốn còn đập không, nghe tim thai bằng Doppler.
      • Nếu thai còn sống:

+ Cho sản phụ nằm tư thế đầu thấp và đánh giá tiến triển của cuộc chuyển dạ và tình trạng thai nhi.

+ Nếu đủ điều kiện sinh nhanh: cho sinh.

+ Phẫu thuật lấy thai ngay nếu không đủ điều kiện sinh đường dưới.

+ Đưa tay vào trong âm đạo đẩy ngôi thai lên cao, giảm chèn ép vào dây.

+ Tư vấn cho gia đình sản phụ về diễn biến xấu có thể xảy ra đối với thai.

+ Nếu dây rốn sa ra ngoài âm hộ, bọc dây rốn nhẹ nhàng bằng khăn ẩm, ấm.

      • Nếu thai đã chết, không còn tính chất cấp cứu: theo dõi sinh đường âm đạo nếu không có các nguyên nhân sinh khó khác.

4. Những việc cần làm trong khi chờ mổ

Trong quá trình chuyển bệnh mổ, bằng mọi giá giảm thiểu tác động xấu của chèn ép rốn. Các hành động có thể là có ích trong khi chuyển bệnh mổ:

      • Giữ tư thế thai phụ sao cho dây rốn ít bị chèn ép nhất.
xử trí sa dây rốn
Xử trí sa dây rốn

Tư thế thai phụ: Mọi tư thế giúp ngôi có thể được giữ ở vị trí cao nhất trong đường sanh đều có thể là có ích. Nằm sấp với mông được kê cao, hay tư thế chổng mông cao (tư thế gối-ngực), kèm theo việc giữ tay khám trong âm đạo đẩy ngôi lên cao nhằmgiảmthiểu tối đa chèn ép trên cuống rốn.

      • Nghe tim thai liên tục và nhất là trước khi quyết định phẫu thuật.

Để đề phòng những biến chứng trong thai kỳ mẹ bầu cần khám thai định kì theo lịch hẹn của bác sĩ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bất thường có thể xảy ra trong thai kỳ. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén