Chỉ số AST (SGOT) có ý nghĩa gì trong xét nghiệm máu

01:52 - 04/06/2020 Lượt xem: 905

Chỉ số AST và ALT là hai chỉ số đánh giá chức năng gan quan trọng. Chỉ số AST là gì? tăng trong trường hợp nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Chỉ số AST (SGOT) là gì? AST (SGOT) là chỉ số đánh giá tổn thương tế bào gan; AST thường được […]

Chỉ số AST và ALT là hai chỉ số đánh giá chức năng gan quan trọng. Chỉ số AST là gì? tăng trong trường hợp nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

1. Chỉ số AST (SGOT) là gì?

AST (SGOT) là chỉ số đánh giá tổn thương tế bào gan; AST thường được tìm thấy trong nhiều mô khác nhau bao gồm gan, tim, cơ, thận và não. Nó được giải phóng vào huyết thanh khi bất kỳ một trong các mô này bị hư hại. Ví dụ, mức độ AST trong huyết thanh được tăng cường trong các cơn đau tim hoặc với chấn thương cơ bắp. Do đó, không phải là một chỉ số cụ thể về tổn thương gan vì độ cao của nó có thể xảy ra do các mô bị thương khác.

Ở những người khỏe mạnh, chỉ số trung bình của AST là : < 30 U/L.

2. Chỉ số AST tăng trong trường hợp nào?

Chỉ số AST tăng trong trường hợp nào

Khi chỉ số AST tăng cao hơn 10 lần mức bình thường là do tình trạng bạn đã mắc phải bệnh viêm gan cấp tính hoặc bị nhiễm virus. Trường hợp bị viêm gan B cấp tính thì chỉ số AST thường ở mức cao kéo dài khoảng 1 – 2 tháng. Và có thể trở lại bình thường sau 3 – 6 tháng.

Chỉ số AST cũng có thể tăng cao rõ rệt khi sử dụng một số loại thuốc hoặc các chất khác có thể gây độc cho gan. Chỉ số AST thường không tăng cao trong khi viêm gan B mãn tính chỉ số AST cũng có thể bình thường hoặc tăng nhẹ. Chính vì thế các bác sĩ thường sẽ chỉ định kiểm tra thường xuyên để xem diễn biến của bệnh. Người bệnh cần tới bệnh viện để bác sỹ kiểm tra cũng như chỉ định xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh hơn.

Trường hợp AST tăng vừa phải cũng có thể là do nguyên nhân tắc nghẽn đường mật hoặc xơ gan, có khối u trong gan… AST cũng có thể tăng lên trong cơn đau tim và chấn thương cơ. Một số trường hợp khác khiến AST tăng như:

AST có nhiều nhất trong gan vì vậy khi các bộ phận khác của cơ thể có tổn thương không gây ảnh hưởng đến nồng độ ALT trong máu. Thế nhưng, khi cơ tim hoặc cơ xương bị tổn thương có thể làm tăng một lượng nhỏ AST. Chỉ số ALT cũng tăng ít có thể được nhìn thấy trong viêm tụy cấp tính hoặc đau tim.

3. Khi nào cần làm xét nghiệm AST

Khi nào cần làm xét nghiệm chỉ số AST

Các bác sĩ ngành xét nghiệm y học sẽ đề nghị làm xét nghiệm AST để đánh giá một người có các triệu chứng rối loạn gan như:

      • Buồn nôn
      • Nôn
      • Bụng sưng hoặc đau, đau hạ sườn phải
      • Vàng da lòng bàn tay
      • Vàng mắt, vàng móng tay
      • Sức khỏe yếu , cơ thể mệt mỏi
      • Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn
      • Nước tiểu đậm màu phân có màu nhạt lẫn máu
      • Nổi mẩn ngứa …

Ngoài ra, xét nghiệm AST cũng có thể được chỉ định phối hợp với các xét nghiệm khác đối với những người có nguy cơ gia tăng bệnh gan như: Gia đình có tiền sử mắc bệnh, người nghiện rượu nặng, sử dụng thuốc nhiều; thừa cân, bệnh tiểu đường; người có tiền sử tiếp xúc với virus viêm gan; gia đình có tiền sử bệnh gan…

Để kiểm tra sức khỏe định kỳ về sức khỏe sinh sản, bạn có thể đăng ký cho phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Ý nghĩa của xét nghiệm đông máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm Amylase
Lợi ích của xét nghiệm định lượng albumin máu
Mục đích và chỉ định xét nghiệm albumin
Mục đích và chỉ định xét nghiệm ACTH