Chỉ số HDL trong máu có nghĩa là gì?

03:02 - 12/06/2020 Lượt xem: 545

HDL là một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu. Khi đánh giá chỉ số Cholesterol trong máu, người ta cũng thường đánh giá cả chỉ số HDL – Cholesterol. 1. Chỉ số HDL là gì? HDL là một trong các loại lipoprotein được […]

HDL là một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu. Khi đánh giá chỉ số Cholesterol trong máu, người ta cũng thường đánh giá cả chỉ số HDL – Cholesterol.

1. Chỉ số HDL là gì?

HDL là một trong các loại lipoprotein được tổng hợp tại gan và có chức năng vận chuyển cholesterol trong máu.

Khi đánh giá chỉ số Cholesterol trong máu, người ta cũng thường đánh giá cả chỉ số HDL – Cholesterol (High Density Lipoprotein Cholesterol nghĩa là cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao)

HDL có chức năng quan trọng là vận chuyển cholesterol dư thừa từ các mô, cơ quan, mạch máu về gan để xử lý, tại gan các cholesterol sẽ được chuyển hóa và thải ra khỏi cơ thể, do đó HDL-Cholesterol làm giảm tích tụ cholesterol trong máu và trong các mô. Đây là lý do nó được gọi là mỡ tốt.

2. Giá trị của chỉ số HDL tốt nhất là bao nhiêu?

Giá trị của chỉ số HDL là bao nhiêu?

Trung bình HDL – cholesterol > 40mg/dL được coi là bình thường. Nó khác so với nhiều chỉ số xét nghiệm khác thường nằm trong một khoảng nhất định. Còn chỉ số này luôn yêu cầu phải cao hơn mức giới hạn. Bởi như đã nói ở trên, HDL- cholesterol là loại mỡ máu tốt cho nên chỉ số càng cao càng tốt cho sức khỏe.

Với ngưỡng nồng độ từ 40 mg/dl đến 59 mg/dl thì nồng độ HDL-Cholesterol càng cao thì hiệu quả bảo vệ tim mạch càng tốt, khi tăng mỗi 4mg/dl HDL-Cholesterol thì làm giảm 10% nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

Ngược lại, khi chỉ số HDL cholesterol giảm sẽ có vấn đề gì với sức khỏe của chúng ta.

3. Những nguy cơ mắc phải khi giảm HDL trong máu

Nồng độ HDL cholesterol trong máu càng cao sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Còn khi nồng độ HDL – cholesterol giảm < 40 mg/dL sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Bởi khi HDL – Cholesterol giảm đồng nghĩa với việc nồng độ LDL – cholesterol sẽ tăng, từ đó hình thành các mảng xơ vữa trong lòng động mạch. Gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: đau thắt ngực; nhồi máu cơ tim; suy tim; sốc tim; đột quỵ…

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang