Chuẩn bị mang thai, có thai và đang cho con bú có tiêm phòng covid được không?

14:34 - 20/08/2021 Lượt xem: 314 Tác giả: Thanh Nga

Đại dịch covid đang diễn ra rất phức tạp trên thế giới và gây ra thiệt hại rất lớn về sức khỏe, con người và kinh tế. Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài cuộc chiến này khi mà trong thời gian gần đây hàng ngày vẫn đang có rất nhiều các ca mắc mới trong cộng đồng được phát hiện. Trong lúc các quốc gia đang tăng tốc trong việc tìm kiếm, phát triển thuốc điều trị COVID-19 thì việc tiêm vắc xin là một trong những biện pháp giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh tốt nhất trong thời điểm hiện nay.

Tuy nhiên Vắc xin cũng mới được WHO chấp thuận và khuyến cáo được đưa vào sử dụng, thời gian đánh giá an toàn chưa được nhiều, vì vậy việc sử dụng vắc xin phòng covid trên các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, cho con bú, chuẩn bị mang thai liệu có an toàn không? Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Những người chuẩn bị mang thai

Các cặp đôi hiện tại hoặc trong tương lai muốn có con có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 không ?

Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kì loại vắc xin nào, bao gồm cả vắc xin phòng COVID-19, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. CDC không khuyến cáo thử thai thường xuyên trước khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Nếu bạn muốn có thai, bạn không cần phải tránh mang thai sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

2. Người đang có thai

Phụ nữ mang thai vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau, từ ngoài xã hội cho đến trong gia đình. Thực tế hiện nay, phụ nữ mang thai không thể ở trong nhà mãi mà còn phải đi làm, đi khám thai hay giải quyết những việc cấp thiết khác, do đó việc phòng ngừa bệnh tật là một điều rất quan trọng.

Các loại vắc xin Covid-19 AstraZeneca, Pfizer/BioNTech và Moderna đều có thể tiêm cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần nếu được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng. Tiêm vắc xin Covid-19 là rất quan trọng, bỏ qua hoặc trì hoãn vắc xin sẽ không còn cơ hội thay đổi nếu chẳng may mắc bệnh.

Tiêm cho phụ nữ có thai vì khi tiêm sẽ sinh kháng thể, qua nhau thai bảo vệ em bé những tháng đầu sau khi sinh trước yếu tố nguy cơ lây nhiễm xung quanh.

Do đó quyết định của Bộ Y tế về việc phụ nữ mang thai trên 13 tiêm chủng vaccine COVID-19 là hợp lý, có cơ sở khoa học, đảm bảo tính an toàn cho cả mẹ và con. Lợi ích của tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai đủ điều kiện cao gấp nhiều so với những rủi ro.

3. Phụ nữ cho con bú

tiêm covid, phòng khám 43 Nguyễn Khang

Phụ nữ đang cho con bú được khuyến khích nên tiêm vắc xin Covid-19 càng sớm càng tốt. Các chuyên gia cho biết, tất cả các loại vắc xin phòng Covid-19 được sử dụng hiện nay không chứa virus sống, vì thế nó rất an toàn. Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, giúp cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vắc xin phòng Covid-19, đồng thời vẫn tiếp tục cho con bú sau tiêm. 

Lý giải về việc phụ nữ cho con bú tiêm vắc xin thì kháng thể có truyền qua sữa mẹ hay không, bác sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng, phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ khác hoàn toàn với phụ nữ đang mang thai, các nghiên cứu không thấy mARN thông tin có truyền qua sữa mẹ. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể sẽ vào cấu trúc di truyền để tạo ra protein gai, từ protein gai mới tạo ra được kháng thể và kháng thể mới đi qua được sữa mẹ. Ngay cả protein cũng không chắc chắn có thể truyền qua được qua đường sữa mẹ. Do đó, sau khi tiêm vắc xin Covid-19, phụ nữ vẫn có thể cho con bú sữa mẹ, không có vấn đề gì phải lo lắng.

Trước khi tiêm vắc xin, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú nên ăn uống hợp lý, không sử dụng chất kích thích, ngủ đủ giấc, hợp tác khai báo y tế, tuân thủ 5K, thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân như tiền sử dị ứng, các bệnh cấp tính/mạn tính đang mắc, các thuốc đang sử dụng… Sau khi tiêm cần phải ở lại cơ sở tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi tình trạng sức khỏe nhằm phát hiện và xử trí kịp thời những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, cần tiếp tục theo dõi ít nhất 7-28 ngày sau tiêm tại nhà, thông báo bác sĩ ngay nếu xuất hiện các biểu hiện như nổi mề đay, mệt tức ngực, khó thở, choáng váng, đau bụng nhiều…

Phụ nữ mang thai trước và sau khi tiêm phòng ngoài việc theo dõi sức khỏe bản thân thì cần khám thai đầy đủ và quản lý thai kỹ trong suốt quá trình mang thai. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
viêm thận - bể thận cấp bệnh lý không thể coi thường
Bệnh đái tháo đường
Viêm phổi và những điều cần biết?
Viêm gan C có nguy hiểm không?