Chụp tử cung-vòi trứng có đau không?

03:51 - 01/09/2020 Lượt xem: 528

Cùng với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, ngày nay chúng ta đã có rất nhiều các phương tiện hiện đại như CT Scanner hay cộng hưởng từ giúp chẩn đoán bệnh lý vô sinh. Tuy nhiên chụp X-quang tử cung vòi trứng vẫn là phương pháp đánh giá tử cung và vòi […]

Cùng với sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, ngày nay chúng ta đã có rất nhiều các phương tiện hiện đại như CT Scanner hay cộng hưởng từ giúp chẩn đoán bệnh lý vô sinh. Tuy nhiên chụp X-quang tử cung vòi trứng vẫn là phương pháp đánh giá tử cung và vòi trứng có giá trị nhất hiện nay trong chẩn đoán vô sinh nguyên phát và thứ phát do tắc vòi trứng.

1. Chụp tử cung-vòi trứng là gì?

Chụp cản quang tử cung vòi trứng là phương pháp sử dụng tia – X để kiểm tra ống dẫn trứng thông suốt hay bị tắc nghẽn, đồng thời giúp quan sát hình dạng buồng tử cung có bình thường hay không. Chụp cản quang tử cung vòi trứng được thực hiện trong khoảng 30 phút và chụp vào thời điểm bệnh nhân sạch kinh nhưng trước thời điểm rụng trứng.

2. Tại sao khó có thai thì nên chụp tử cung-vòi trứng?

Tại sao khó có thai thì nên chụp tử cung- vòi tử cung? Chụp HSG thường được sử dụng để chẩn đoán hiện tượng tắc ống dẫn trứng một phần hay hoàn toàn. Xét nghiệm này còn phát hiện ra các dấu hiệu bất thường đối với kích thước hay hình dạng của tử cung. Đây đều là những yếu tố có thể dẫn đến vô sinh và các rối loạn khác liên quan đến thai kỳ.

Chụp X-quang tử cung- vòi tử cung giúp kiểm tra ống dẫn trứng có thông suốt hay bị tắc nghẽn và xem được hình dạng buồng tử cung có bình thường hay không. Tổn thương ống dẫn trứng là nguyên nhân thường gặp, chiếm tỉ lệ 25-35% các ca vô sinh. Để phát hiện ra người phụ nữ có tổn thương hay tắc ống dẫn trứng hay không thì chụp X-quang tử cung – vòi tử cung là biện pháp hiệu quả nhất.

3. Chụp tử cung-vòi trứng có đau không?

Khi chụp, bác sĩ sẽ đề nghị bạn dùng thuốc giảm đau một giờ trước khi làm xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể kê toa cho bạn sử dụng một loại thuốc kháng sinh trước khi chụp HSG.

Hầu hết các trường hợp sau khi chụp HSG đều có khả năng tự lái xe về nhà. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hoặc khi bạn cảm thấy không được khỏe sau khi xét nghiệm HSG; bạn nên nhờ người thân đưa về nhà.

4. Phương pháp điều trị khi bị tắc hai ống dẫn trứng

Khi xác định 2 ống dẫn trứng bị tắc, căn cứ vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh bác sĩ sẽ tư vấn những phương pháp điều trị thích hợp:

 Phẫu thuật nội soi tử cung – vòi trứng:

Bác sĩ nội soi sẽ đưa dụng cụ chuyên khoa vào vòi trứng để tách những chỗ dính trong lòng vòi trứng. Đây là phương pháp điều trị tắc vòi trứng phổ biến nhất hiện nay với tỉ lệ thành công tương đối cao lên đến 85% với những trường hợp tắc vòi trứng ở đoạn gần.

Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi:

Loa vòi ống dẫn trứng bị dính tắc sẽ ngăn chặn khả năng đón bắt trứng. Để khắc phục tình trạng này bác sĩ sẽ cắt bỏ những dải dây dính quanh vòi trứng và loa vòi. Hiệu quả chữa tắc vòi trứng của phương pháp này là khoảng 40%.

Phẫu thuật cắt – nối ống dẫn trứng:

Thường được áp dụng trong những trường hợp bị tắc ống dẫn trứng quá nặng. Phương pháp này bao gồm:

      • Cắt bỏ phần ống dẫn trứng bị ứ dịch và để lại tử cung, buồng trứng: Điều trị bằng phương pháp này bệnh nhân nếu muốn mang thai phải áp dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như thụ tinh ống nghiệm (IVF).
      • Nối ống dẫn trứng: Được áp dụng khi vòi trứng tổn thương ở đoạn giữa và bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn bị tổn thương đồng thời nối hai đầu vòi trứng lại với nhau.

Chụp tử cung-vòi trứng là kỹ thuật quan trọng để đánh giá tình trạng ống dẫn trứng, giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân vô sinh ở nữ cũng như định hướng điều trị. Tuy nhiên, trước khi chụp tử cung – vòi trứng, bệnh nhân phải được sự chỉ định và tư vấn của các bác sĩ sản khoa để tránh các tai biến có thể xảy ra. Để đăng ký khám, tư vấn sản khoa, vô sinh bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh