Đau bụng trong thai kỳ cảnh báo điều gì?

03:02 - 04/05/2021 Lượt xem: 329

Đau bụng trong thai kỳ là hiện tượng phổ biến, việc hiểu thêm về các cơn đau giúp bạn có sự chuẩn bị tốt trên hành trình mang thai. Có những cơn đau không gây ảnh hưởng nhưng cũng có cơn đau báo hiệu bạn cần đi khám kịp thời.

1. Báo hiệu thai làm tổ

Đây là cơn đau khiến bạn vui mừng nhất. Bạn sẽ đau từ rất sớm, có thể trước khi phát hiện chậm kinh. Cảm giác đau giống như trong kỳ kinh, kéo dài một ngày hoặc lâu hơn một chút. Đau nhẹ và ra ít máu âm đạo là kết quả của trứng được thụ tinh gắn vào thành tử cung; xảy ra khoảng 8 đến 10 ngày sau khi rụng trứng.

2. Báo hiệu mang thai ngoài tử cung

Đau bụng trong thai kỳ cảnh báo điều gì?

Khi bạn gặp dấu hiệu đau dai dẳng, đau bụng dữ dội một bên kèm chảy máu âm đạo, đau vai, chóng mặt và ngất xỉu, bạn cần xem xét đến việc mang thai ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung, thường là vòi trứng. Nếu không xử lý kịp thời, vòi trứng căng ra đến khi vỡ, máu chảy ồ ạt trong ổ bụng cực kỳ nguy hiểm.

3. Sẩy thaidọa sẩy thai

Hầu hết các trường hợp sảy thai xảy ra trong quý 1 của thai kỳ. Đau quặn bụng là dấu hiệu điển hình, thường xảy ra đau bụng dưới, lưng hoặc vùng chậu và kèm theo chảy máu. Để phân biệt với cơn đau báo hiệu thai làm tổ, bạn cần chú ý tới dấu hiệu quan trọng nhất là chảy máu.
Chảy máu sảy thai/ dọa sảy thai kéo dài vài ngày và thường nặng hơn theo thời gian. Nếu cảm thấy lo lắng, bạn cần khám ngay với bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm.

4. Đau bụng cũng có thể do đau dây chằng tròn

Đây là cơn đau không gây ảnh hưởng tới thai kỳ. Bạn sẽ đau ở một hoặc hai bên bụng, tỏa ra ở hông hoặc háng khi ho, cười, hắt hơi, tập thể dục, ra khỏi giường hoặc khi thực hiện động tác đột ngột. Cảm giác có thể kéo dài từ vài giây tới vài phút. Để tránh cơn đau, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi nhiều và cố gắng thay đổi vị trí từ từ.

5. Báo hiệu cơn co Braxton Hicks(cơn co sinh lý)

Đây là cơn co tử cung sinh lý, giúp cơ thể luyện tập cho ngày sinh nở nên mẹ bầu không cần lo lắng. Cơn co bắt đầu vào khoảng 20 tuần của thai kỳ, xuất hiện bất chợt khoảng vài giây và không khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhiều. Mẹ nên uống đủ nước để làm giảm xuất hiện cơn co, khi có cơn co hãy thay đổi tư thế, cơn co sẽ giảm dần.
 
Đau bụng trong thai kỳ cảnh báo điều gì?

6. Báo hiệu rau bong non

Cấp cứu sản khoa nguy hiểm thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ; diễn biến đột ngột, nhanh chóng, gây mất máu; rối loạn đông máu, đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi. Khi gặp hiện tượng đau bụng dữ dội và dai dẳng kèm đau lưng và chảy máu âm đạo, bạn cần đến cơ sở y tế ngay lập tức.

7. Tiền sản giật

Khi lên cơn giật, sản phụ có thể cắn vào lưỡi, suy gan, suy thận, phù phổi cấp… Nếu bạn đau bụng đi kèm đau đầu dữ dội, thay đổi thị lực, buồn nôn hoặc nôn, sưng ở mặt, tay và khó thở, bạn cần khám với bác sĩ sản khoa ngay lập tức. Tiền sản giật là hiện tượng rối loạn thai nghén gặp ở người cao huyết áp; rối loạn máu khó đông, tiểu đường, bệnh thận,…

8. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu  có thể không có triệu chứng, nhưng thường nó gây đau hoặc áp lực ở vùng chậu. Các triệu chứng khác bao gồm nước tiểu có mùi hôi, có vẩn đục hoặc có máu; đau và rát khi đi tiểu; sốt; và nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Nhiễm trùng tiểu có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị. Tuy nhiên, một đợt kháng sinh ngắn thường cải thiện rất tốt tình trạng này.

9. Cơn đau bụng chuyển dạ

Đã đến lúc bạn chuẩn bị cho cuộc gặp mặt với con yêu. Các cơn co chuyển dạ gây đau bụng đều đặn từ 30 – 70 giây và mạnh dần theo thời gian.
+ Cơn co thắt đều đặn 10 phút (hoặc sớm hơn) mà không biến mất khi bạn thay đổi vị trí. Bạn cũng sẽ cảm thấy áp lực ở vùng xương chậu (như em bé đang đẩy xuống), và có sự rò rỉ dịch hoặc chảy máu.
+ Nếu gặp triệu chứng trên trước tuần 37, khả năng bạn sẽ chuyển dạ sinh non. Hãy liên hệ với bác sĩ sản khoa hoặc đến bệnh viện ngay lập tức để được khám và can thiệp kịp thời.
Đau bụng trong thai kỳ cảnh báo điều gì?

Khi nào cần gọi bác sĩ của bạn

Hãy liên lạc với bác sĩ của bạn nếu bị đau quặn bụng kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

      • Sốt hoặc ớn lạnh
      • Ra máu thấm băng vệ sinh hoặc chảy máu (có thể có hoặc không kèm theo đau quặn bụng)
      • Đau đầu dữ dội
      • Thay đổi thị lực (bao gồm mờ mắt, nhìn thấy đèn hoặc đốm sáng, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mù tạm thời)
      • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó hoặc có máu trong nước tiểu
      • Chóng mặt hoặc cảm thấy ngất xỉu
      • Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ, vì đây có thể là  dấu hiệu chuyển dạ  (và đặc biệt nếu xảy ra trước 37 tuần mang thai, vì đây có thể là dấu hiệu của sinh non)

Một số cơn đau quặn bụng và đau trong thai kỳ có thể là bình thường, liên quan đến nguyên nhân như: táo bón, tăng lưu lượng máu đến tử cung trong ba tháng đầu cơn co Braxton-Hicks, đau dây chằng tròn …. Tuy nhiên, đôi khi nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, sẩy thai, tiền sản giật hoặc tình trạng khác cần được chăm sóc y tế. An toàn nhất là bạn gọi cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bạn.

Khám thai định kỳ là một cách hiệu quả để tầm soát và phát hiện những dấu hiệu bất thường. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ;  để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.
 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?