ĐAU ĐẦU – NHỨC ĐẦU KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

07:14 - 26/03/2021 Lượt xem: 423

Đau đầu - nhức đầu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, ví dụ như thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, thiếu ngủ, mất nước, hạ đường huyết v.v…Tuy nhiên, dấu hiệu này cũng có thể là triệu chứng của tiền sản giật (một bệnh lý có thể rất nguy hiểm trong thai kỳ). Vì vậy, bạn nhất định phải thông báo dấu hiệu này cho bác sĩ khám thai của bạn khi xuất hiện đau đầu hay đau nửa đầu.

1. Đau đầu khi mang thai có ảnh hưởng đến mẹ và bé?

Các cơn đau đầu nhẹ khi mang thai sẽ đến rồi nhanh chóng biến mất; đặc biệt là khi bà bầu bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, hoặc sau khi sinh xong. Tình trạng đau đầu nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng; nguy hiểm gì đến mẹ và bé nên mẹ không nên quá lo lắng.
Trường hợp đau đầu dữ dội khi mang thai lại là nguy cơ của các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là tiền sản giật. Đặc biệt là đối với sản phụ ngoài 35 tuổi, cần được theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên nếu có dấu hiệu đau đầu khi mang thai.

Đau đầu - nhức đầu khi mang thai có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nồng độ các hormone biến đổi mạnh mẽ. Điều này dẫn tới triệu chứng căng cơ, thay đổi vóc dáng, ngoại hình, sự lưu thông máu. Đau đầu xảy ra như một phản ứng của cơ thể trước những thay đổi này.

Ở tam nguyệt cá thứ 2, trọng lượng thai nhi lúc này đã tăng lên nhanh chóng; gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh; thiếu máu đưa lên não khiến mẹ bầu đau đầu.

Mẹ bầu lười uống nước, ăn không đúng bữa, đúng giờ gây hạ đường huyết, thường xuyên thức đêm và sử dụng đồ uống chứa cafein hoặc thiếu ngủ cũng gây ra đau đầu.

Phụ nữ mang thai sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn (ô nhiễm âm thanh) lâu dần bị căng thẳng, dễ bực bội, khó ngủ dẫn tới hiện tượng đau đầu.

Một số phụ nữ chỉ xuất hiện duy nhất tình trạng đau đầu; không kèm theo bất cứ triệu chứng nào khác. Tuy nhiên, không vì thế mà chị em có thể lơ là hiện tượng này vì mẹ bầu ở tuần thứ 24-26 thường có triệu chứng của tiền sản giật là nguyên nhân trực tiếp gây nên các cơn đau đầu khi mang thai.

Nếu thấy đau đầu kèm theo những triệu chứng như: sự bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác hay những vấn đề bất thường ở gan, thận thì thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác.

3. Mẹ bầu bị đau nửa đầu cần làm gì ?

Đầu tiên, nhắc lại là báo cho bác sĩ khám để loại trừ ngay bệnh lý. Ngoài ra, bạn có thể
  • Massage đầu nhẹ nhàng
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Ăn đủ bữa, chú ý không để quá đói
  • Nếu nhạy cảm với ánh sáng/ âm thanh, cần tự mình hạn chế bị kích thích cơn đau đầu, như mang kính khi ra nắng, tránh nơi ồn ào.
  • Uống thuốc giảm đau với tham vấn ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu cơn đau đầu xuất hiện đột ngột, đau nhiều hơn so với cơn đau thường gặp, đặc biệt xuất hiện đau đầu ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, có thể là dấu hiệu của tiền sản giật hoặc huyết áp cao khi mang thai. Ngoài ra, những cơn đau đầu liên quan tăng huyết áp thường dai dẵng, xảy ra thường xuyên. Nếu thấy đau đầu kèm thay đổi thị lực, nhìn mờ, đau vùng bụng bên phải, hoặc thấy mặt, tay chân phù lên, bắt buộc phải đi khám ngay, đừng trì hoãn.

4. Biện pháp phòng ngừa và hạn chế những cơn đau đầu 

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và cố gắng thư giãn, tránh căng thẳng.
  • Tập thể dục (đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày chẳng hạn)
  • Cân bằng dinh dưỡng, chú ý ăn uống đủ lượng, đủ chất, chia nhỏ bữa ăn để tránh bị đói.
  • Một số thức ăn có thể gây đau đầu bạn cần tránh đó là cà phê, chocolate…
  • Chú ý uống đủ nước mỗi ngày.

5. Khi nào nên đến bác sĩ?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, hãy đến phòng khám trong trường hợp cơn đau đầu đi kèm với các tình trạng như:

  • Sốt
  • Ngất xỉu
  • Đau răng
  • Đau dữ dội
  • Nhìn không rõ
  • Đau đầu thường xuyên
  • Đau đầu sau khi đọc sách
  • Đau đầu kéo dài hơn vài giờ.

Bà bầu bị đau đầu tuy không ảnh hưởng đến em bé dưới bất kỳ hình thức nào nhưng lại là tình trạng gây rắc rối cho khá nhiều phụ nữ mang thai bởi sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng các biện pháp điều trị đau đầu khi mang thai và phòng ngừa trên có thể giúp ích cho mẹ bầu giảm cơn đau đầu.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?