Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm

15:03 - 20/05/2022 Lượt xem: 584 Tác giả: Thanh Nga

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng cần thiết cho con người và tham gia nhiều vào quá trình chuyển hóa protein, lipid, axit nucleic và phiên mã gen. Vai trò của nó trong cơ thể con người rất rộng rãi trong chức năng sinh sản, chức năng miễn dịch, sửa chữa vết thương và ở cấp độ vi tế bào đối với đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào tiêu diệt tự nhiên và hoạt động của bổ thể. Mặc dù là một trong những nguyên tố vi lượng dồi dào nhất trong cơ thể con người, nhưng kẽm lưu trữ với một lượng không đáng kể và do đó cần phải bổ sung hoặc bổ sung thường xuyên. Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Dưới đây là một số những dấu hiệu thiếu kẽm bạn nên biết.

1. Nguyên nhân gây thiếu kẽm

  • Chế độ ăn: Do thức ăn ít kẽm hoặc do trong thức ăn có thành phần phytate và xơ cản trở hấp thu kẽm.
  • Bú mẹ hoàn toàn: thiếu kẽm có triệu chứng thường thì hiếm xảy ra, nếu có thì ở trẻ sinh non, do các bà mẹ này có hàm lượng kẽm trong sữa rất thấp. Trong đó dấu hiệu thiếu kẽm ở phụ nữ khá rõ rệt, trong đó biểu hiện lâm sàng chính là chứng viêm da.
  • Nguyên nhân của việc hấp thu không đủ bao gồm bệnh Crohn và tình trạng kém hấp thu ở ruột non sau đó, hội chứng ruột ngắn, nhiễm giun móc và suy tuyến tụy. Các loại thuốc bao gồm penicillamine, các loại thuốc lợi tiểu khác nhau và natri valproate cũng có thể ức chế sự hấp thu.
  • Bệnh xơ nang
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Bệnh lý gan: nặng và mạn tính.
  • Nuôi ăn tĩnh mạch thiếu kẽm: hội chứng thận hư, đái tháo nhạt...

2. Dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu kẽm

- Thiếu kẽm gây rụng tóc

Cùng với nhiễm trùng tái phát, rụng tóc có lẽ là một trong những triệu chứng chính mà chúng ta phải nghĩ đến khi nghi ngờ thiếu kẽm.

Kẽm là khoáng chất thiết yếu cho sự nhân lên của tế bào và hấp thu protein, những chức năng này rất quan trọng để có mái tóc dày, bóng mượt.

Rụng tóc là 1 trong những triệu chứng khi thiếu kẽm

- Móng tay, chân giòn, có đốm trắng và dễ gãy

Các đốm trắng trên móng tay được gọi là vạch Beau, đây là dấu hiệu quan trọng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu kẽm. Kẽm cần bổ sung ổn định hàng ngày, đáp ứng nhu cầu cơ thể mới không ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào và mô.

- Răng kém sáng bóng

Kẽm rất cần cho răng khỏe mạnh và nếu bạn có lượng kẽm thấp, bạn sẽ không có hàm răng trắng bóng, chúng có thể dễ dàng bị mẻ và không khỏe.

Kẽm là một yếu tố thiết yếu và hiện diện tự nhiên trong mảng bám, nước bọt và men răng.

Nếu bị thiếu kẽm, bạn có thể nhận thấy sự nhạy cảm với mùi, vị giác thay đổi, rêu lưỡi trắng và có thể dễ bị loét miệng cộng với viêm nướu - hay gặp nhất ở những người thiếu kẽm trong chế độ ăn.

- Loét miệng

Loét miệng cũng là một trong các triệu chứng thường gặp ở người thiếu kẽm trong cơ thể, song cũng có thể do nguyên nhân khác nên cần tìm hiểu kỹ trước khi tự ý bổ sung kẽm.

- Mụn và các vấn đề sức khỏe da khác

Thực tế có nhiều phương pháp trị mụn, mỹ phẩm trị mụn sử dụng kẽm để tăng sức đề kháng cho da, ngăn ngừa mụn trứng cá hiệu quả. Hãy theo dõi những tổn thương mụn trên da này, nếu nó lâu đóng vảy, lâu liền rất có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt kẽm.

- Xương yếu

Ai cũng biết canxi cần thiết cho xương, nhưng kẽm là một chất khoáng thiết yếu cho sự phát triển và hình thành xương, nhờ chức năng của nó trong tăng trưởng và phát triển của tế bào, cũng như thay mới collagen cần thiết để làm cho xương khỏe mạnh.

Con của những người ăn chay hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt có thể bị thiếu kẽm, dẫn đến những vấn đề trong sự phát triển xương ở tuổi nhi đồng và thiếu niên.

Để biết được tình trạng xương của mình, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho chụp DEXA để đo mật độ xương (hầu hết các bác sĩ sẽ không chỉ định xét nghiệm kẽm trong máu trừ khi nghi ngờ có thiếu hụt nghiêm trọng).

3. Vậy bạn cần làm gì khi bạn bị thiếu kẽm?

Để điều trị tình trạng thiếu kẽm lâu dài, tốt nhất nên bổ sung kẽm đầy đủ từ chế độ ăn. Nếu thiếu kẽm nghiêm trọng hoặc gặp vấn đề về hấp thu, có thể dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là những thực phẩm giàu kẽm mà bạn có thể bổ sung hàng ngày:

  • Các loại thịt đỏ, nhất là thịt bò.
  • Động vật có vỏ như hàu, ngao,..
  • Ngũ cốc.
  • Đậu hầm.
  • Hạt điều.
  • Mầm lúa mì.
  • Hạnh nhân.

Để cơ thể bổ sung nhanh và hấp thu tốt hơn thì kẽm từ nguồn thực phẩm chức năng được đánh giá tốt hơn. Có nhiều dạng bổ sung kẽm khác nhau được bán tại các hiệu thuốc như: kẽm sulfate, kẽm acetate, kẽm gluconate,… hoặc có trong viên uống Vitamin tổng hợp, các loại thuốc cảm,…

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?