Dấu hiệu nhận biết sớm về ung thư vú

16:01 - 21/02/2022 Lượt xem: 504 Tác giả: Kim Ngân

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng phân chia mạnh, xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ung thư vú hoàn toàn có thể điều trị được, phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bệnh thành công càng cao.

1. Bạn có thể tự khám vú để nhận ra những bất thường.

Một số thay đổi là "gợi ý" của ung thư vú mà bạn cần lưu ý:

  • Đau tức ngực hoặc tuyến vú. Đau kéo dài, đau ở một phần của tuyến vú hoặc trong hố nách. Xuất hiện hạch nách hoặc hạch trên và dưới xương đòn.
  • Vú to lên bất thường, thay đổi kích thước, 2 bên vú không tương xứng hay thường xuyên cảm thấy cương cứng.
  • Thay đổi núm vú, nếu núm vú thụt vào trong hoặc thay đổi vị trí và hình dạng. Nổi mẩn trên hoặc xung quanh núm vú. Tiết dịch một hoặc cả 2 núm vú.
  • Lõm hoặc dính da xung quanh núm vú.
  • Bướu hoặc chỗ dày lên, có một chỗ trong tuyến vú cảm thấy khác so với phần còn lại của tuyến vú.

06 bước đơn giản để tự khám vú của bạn.

Bước 1: Bạn đứng trước gương, không mặc áo. Hai tay để dọc theo thân người. Quan sát thật kỹ tuyến vú 2 bên, tìm xem có những dấu hiệu bất thường như: da vú dúm dó, lõm xuống, thay đổi kích thước, hình dạng và sự đối xứng của 2 vú.

Bước 2: Với tư thế 2 cánh tay giang rộng và bàn tay để sau đầu. Bạn quan sát kiểm tra các bất thường như bước 1.

Bước 3, 4: Khám xem tuyến vú của bạn có xuất hiện “khối lạ” hay không hoặc mô vú dày lên không (Nên khám hàng tháng khi bạn hết kinh).

Bước 5: Kiểm tra xem núm vú có bị thụt vào trong hoặc có tiết dịch núm vú hay không.

Bước 6: Khám vùng nách xem có hạch hoặc vùng dày lên hay không.

2. Các yếu tố nguy cơ gây ung thu vú.

Dấu hiệu nhận biết sớm về ung thư vú

  • Độ tuổi: Nguy cơ ung thư vú tăng theo tuổi tác. Đặc biệt, những phụ nữ không sinh con và sinh con đầu lòng sau độ tuổi 30 có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường.
  • Yếu tố di truyền: trong gia đình nếu có bà, mẹ hay chị gái mắc ung thư vú thì tỷ lệ mắc ung thư vú của cá nhân đó sẽ cao hơn.
  • Người từng bị ung thư như ung thư buồng trứng, phúc mạc, vòi trứng hoặc đã từng xạ trị vùng ngực cũng có nguy cơ bị ung thư vú cao.
  • Phụ nữ dậy thì sớm, béo phì cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
  • Không tập thể dục, ít vận động, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, căng thẳng kéo dài cũng dễ dẫn đến ung thư vú.
  • các mối nguy hiểm môi trường mới xuất hiện cũng có thể làm tăng khả năng phát triển ung thư vú. Phụ nữ và trẻ em gái bị phơi nhiễm với nhiều chất gây ô nhiễm môi trường.

3. Cách phòng ngừa ung thư vú.

  • Kiểm tra tuyến vú thường xuyên theo định kì. Phát hiện ung thư sớm có thể làm tăng đáng kể cơ hội chữa khỏi và giảm nguy cơ tử vong.
  • Ăn uống và có một lối sống lành mạnh. Không uống rượu, hút thuốc lá, thường xuyên tập thể dục ở mức độ vừa phải, phù hợp.
  • Giữ cân nặng ở trong giớ hạn bình thường so với chiều cao của bạn.
  • Bảo vệ làn da của bạn bằng kem chống nắng hoặc các loại mũ áo để chống ánh nắng có hại tiếp xúc với da của bạn.
  • Tránh tiếp xúc với chất gây ung thư.

Ung thư vú hoàn toàn có thể điều trị được, phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bệnh thành công càng cao. Vì vậy ngoài việc kiểm tra định kì, bạn cũng có thể tự khám tuyến vú cho mình. Khi có những dấu hiệu bất thường nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, kiểm tra phát hiện bệnh sớm nhất.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được tư vấn.

Bài viết liên quan

Men vi sinh có thực sự cần thiết trong điều trị phụ khoa?
Dung dịch vệ sinh phụ nữ được tin dùng nhiều nhất, bạn đã biết?
Hội chứng buồng trứng buồng trứng đa nang (PCOS) - Câu hỏi thường gặp
Tổng hợp đầy đủ những cách tránh thai hiệu quả nhất hiện nay (Phần 1)
Xét nghiệm Thinprep – xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung