Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ẩn tinh hoàn

08:42 - 28/09/2020 Lượt xem: 216

Tinh hoàn ẩn đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại của các bậc phụ huynh đối với con của mình. Việc nhận biết các dấu hiệu sẽ giúp cha mẹ phát hiện các bất thường của trẻ. 1. Tinh hoàn ẩn là gì? Thông thường, tinh hoàn nằm ở bìu. Khi tinh hoàn […]

Tinh hoàn ẩn đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại của các bậc phụ huynh đối với con của mình. Việc nhận biết các dấu hiệu sẽ giúp cha mẹ phát hiện các bất thường của trẻ.

1. Tinh hoàn ẩn là gì?

Thông thường, tinh hoàn nằm ở bìu. Khi tinh hoàn không nằm ở bìu mà nằm ở các vị trí khác như lỗ bẹn nông; lỗ bẹn sâu hoặc nằm trong ổ bụng thì gọi là tinh hoàn ẩn.

Đây là một bệnh lý gặp khá phổ biến ở trẻ trai. Bệnh mắc với tỷ lệ 3% ở trẻ sinh ra đủ tháng, 30% ở trẻ sinh thiếu tháng.

Bệnh lý này cần được phát hiện sớm ngay từ sau khi chào đời, được theo dõi sát và có chỉ định điều trị đúng thời gian cần thiết để tinh hoàn có chức năng sinh sản, nội tiết và tránh nguy cơ ung thư sau này.

2. Dấu hiệu nhận biết

Một số triệu chứng thường thấy:

        • Trong bìu không có tinh hoàn hoặc sờ thấy ở ống bẹn có khối u nổi lên.
        • Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển.
        • Trẻ chỉ sờ thấy một bên tinh hoàn.
    • trẻ bị ẩn tinh hoàn
      • Nguyên nhân có thể do:

Trẻ bị co rút tinh hoàn: tinh hoàn di chuyển lên xuống giữa bìu và bẹn; có thể dễ dàng xuống bìu trở lại khi thăm khám. Điều này không phải là bất thường và nguyên nhân là do phản xạ cơ bìu.

Tinh hoàn của trẻ đi lên hay tinh hoàn ẩn mắc phải: nghĩa là tinh hoàn quay trở lại bẹn và không thể dùng tay để xuống bìu lại được.

Khi kiểm tra bằng siêu âm bụng; chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng có thể xác định chính xác vị trí. Ngoài ra, còn có thể phát hiện những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn…

3. Biến chứng

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ có tinh hoàn ẩn, đường kính của các ống sinh tinh nhỏ hơn, mức độ xơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn; sự thay đổi về mô học của các tinh hoàn ẩn có thể ảnh hưởng tới tinh trùng gây vô sinh.

Nếu bệnh nhân chỉ bị THA một bên thì vẫn có khả năng có con. Nhưng họ có nhiều rủi ro do nguy cơ bị ung thư bên tinh hoàn ẩn và nhiều nguy cơ khác.

Có thể nói đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy khi phát hiện những bất thường về tinh hoàn của trẻ, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán cũng như là điều trị kịp thời.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang