Dấu hiệu thiếu canxi khi mang thai

11:54 - 02/10/2021 Lượt xem: 458 Tác giả: Thu Hoàng

Mang thai là giai đoạn có nhu cầu canxi tăng cao và cần thêm canxi phát triển cấu trúc xương và răng cho thai nhi. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị thiếu canxi và cần phải thực hiện các yêu cầu bằng cách bổ sung canxi và vitamin D.

Mang thai là giai đoạn có nhu cầu canxi tăng cao và cần thêm canxi phát triển cấu trúc xương và răng cho thai nhi. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị thiếu canxi và cần phải thực hiện các yêu cầu bằng cách bổ sung canxi và vitamin D.

Một số dấu hiệu thiếu canxi ở mẹ bầu thường gặp là:

1. Chuột rút, đau nhức cơ bắp

thiếu canxi

Khi cơ thể có đủ nước mà phụ nữ mang thai vẫn nhận thấy bị chuột rút cơ bắp đặc biệt nơi bắp đùi và bắp chân được xem là báo hiệu tình trạng thiếu canxi.

2. Móng tay giòn, dễ gãy

Canxi cũng là thành phần quan trọng giữ cho móng tay móng chân chắc khỏe. Thiếu canxi sẽ khiến phần móng trở nên giòn và dễ gãy hơn.

3. Cơ thể mệt mỏi

thiếu canxi

Canxi cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch vì thế đừng ngạc nhiên nếu bạn hay cảm vặt, sổ mũi… vì thiếu canxi. Bên cạnh đó tình trạng này còn khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, tay chân rã rời; buồn ngủ và không có năng lượng làm việc – từ thể chất tới tinh thần.

4. Đau răng

Khi thiếu canxi mẹ sẽ cảm thấy hàm răng không còn chắc khỏe như trước; bởi thành phần chính cấu tạo nên răng chính là canxi. Khi răng thường xuyên lung lay và đau răng, mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nha chu;… ảnh hưởng đến việc ăn uống của mẹ bầu.

5. Tê tay chân

Đây là hiện tượng mà bà bầu dễ gặp từ tháng thứ 5 cho đến hết thai kỳ. Lý do là thai nhi bắt đầu phát triển mạnh gây chèn ép các mạch máu. Sự khó khăn trong lưu thông máu khiến cho tay chân dễ bị tê mỏi. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng có thể chứng tỏ bạn bị thiếu canxi.

6. Co giật các cơ mặt và bàn tay

Hiện tượng cơ mặt, cơ các ngón tay bị co rút lại khi mang thai là cực kỳ nguy hiểm. Do đây là biểu hiện rõ ràng của triệu chứng hạ canxi huyết quá mức.

Cách bổ sung canxi cho mẹ bầu

Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên:

  • Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày
  • Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày
  • Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày.

Bổ sung canxi qua thực phẩm:

thiếu canxi

  • Canxi có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Canxi có thể được cung cấp thông qua bữa ăn hàng ngày với một số loại thực phẩm như: Các món hải sản (gồm tôm, cua, sò, cá), các loại rau (gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây).
  • Hơn nữa, vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành nên osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương. Tuy nhiên, hàm lượng canxi bổ sung qua bữa ăn khó có thể cân đong đo đếm chính xác được.
  • Thông thường, cơ thể chúng ta chỉ hấp thu khoảng 20% lượng canxi qua thức ăn, còn lại sẽ được bài tiết ra ngoài. Ngoài ra, mẹ bầu cần chú ý cân bằng các nhóm chất khác trong khẩu phần ăn, tránh tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng.

Để phòng tránh những dấu hiệu trên mẹ bầu ngoài việc ăn đa dạng thực phẩm chứa canxi thì nên bổ sung thêm viên uống chứa đủ lượng Canxi và vitamin D mỗi ngày, giúp mẹ chắc khỏe xương và đủ lượng canxi cung cấp cho thai nhi.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

4 Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bạn nên biết
Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng