Dị ứng ngoài da trong thai kỳ

13:48 - 16/05/2022 Lượt xem: 524 Tác giả: Thanh Nga

Dị ứng ngoài da trong thai kỳ là tình trạng thường gặp ở đa số các thai phụ vì những thay đổi về cơ thể, hormone hay bệnh lý. Đây là một triệu chứng lành tính, không ảnh hưởng tới sức khỏe chỉ gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu, tuy nhiên có số ít trường hợp do nguyên nhân bệnh lý có thể ảnh hưởng tới sức khỏe bà bầu và thai nhi.

1. Nguyên nhân gây dị ứng ngoài da

- Sản phụ bị bệnh mề đay, mẩn ngứa khi mang thai: Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể xuất hiện một số biểu hiện như: phát ban đỏ, ban nổi thành từng mảng trên bụng hoặc ở các bộ phận khác, kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu,... Đây có thể được xem là nổi mẩn ngứa do bệnh mề đay gây ra, một tình trạng dị ứng khi đang mang thai vô cùng phổ biến. 

Nốt ban xuất hiện làm cơ thể mẹ bầu ngứa ran nhất là vùng da bị rạn và lan dần ra vùng bụng. Đôi khi các nốt ban có thể được nhìn thấy ở vùng đùi, mông hoặc lưng ở mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần chú ý đến cơ thể nhiều hơn để kịp thời can thiệp làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm rằng tình trạng dị ứng khi đang mang thai này có thể tự khỏi sau khi sinh và không hề ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Hơn thế nữa, khả năng tái phát bệnh ở những lần mang thai tiếp theo cũng không đáng kể.

- Phát ban thai kỳ gây dị ứng khi mang thai: Kiểu dị ứng khi đang mang thai này thường xuất hiện ở giai đoạn giữa thai kỳ. Khác với dị ứng do nổi mề đay, phát ban thai kỳ thường xuất hiện ở tay, chân hoặc thân trên và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn.

Tuy nhiên, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc bôi làm dịu cơn ngứa do nốt ban gây ra. Một lưu ý khi sử dụng những loại thuốc này là cần phải tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ trong việc lựa chọn loại thuốc cũng như cách sử dụng chúng. Những trường hợp dị ứng khi đang mang thai do phát ban thai kỳ gây ra tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nhưng chúng vẫn có khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến bé, bởi chúng khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như vấn đề tâm sinh lý của các mẹ. 

- Dị ứng ngoài da do một số mùi hương hay thức ăn: Cơ thể mẹ lúc mang thai thay đổi rất nhiều cả về các yếu tố bên trong lẫn thể chất bên ngoài. Do đó, việc nhạy cảm và phản ứng lại với một số mùi hương là điều dễ dàng xảy ra. Chính vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý đến việc sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các loại nước hoa hoặc nước xả vải,... Những loại này có thể khiến da bị dị ứng, ngứa rát và mẩn đỏ. Thậm chí, mẹ bầu có thể bị choáng váng, khó thở, chóng mặt nếu ở trong phòng kín với mùi hương quá mạnh.

Bên cạnh mùi hương thì một số loại thức ăn cho mẹ bầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng khi đang mang thai. 

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

  • Nồng độ hormone trong cơ thể tăng nhanh.
  • Do cơ địa.
  • Mẹ bầu đã có tiền sử về bệnh da từ trước đó.
  • Tử cung tăng nhanh.
  • Ngứa do ứ mật trong gan.
  • Hoặc do tiếp xúc với các yếu tố dị ứng bên ngoài.
  • Ngứa ngáy kéo dài thường khiến mẹ bầu khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc, dễ gây stress kéo dài và làm suy nhược cơ thể mẹ bầu.

2. Cách chăm sóc để hạn chế dị ứng thai kỳ

dị ứng ngoài da khi mang thai

Nên tắm rửa sạch sẽ, mặc trang phục thông thoáng để tránh hiện tượng đổ mồ hôi; tránh ra ngoài khi trời nắng hoặc cư trú trong những nơi nóng bức.

Tránh tắm nước nóng lâu dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình lâu trong bồn tắm. Điều này chỉ khiến da bạn nhanh bị khô và càng thêm ngứa hơn.

Nếu dùng sữa tắm, nên chọn loại có độ pH vừa phải. Một số loại sữa tắm không phù hợp có thể khiến da bạn bị khô và ngứa hơn. Để an toàn, nên chọn loại sữa tắm không kích ứng (phù hợp với cả làn da mẫn cảm). Hoặc có thể tắm với nước ấm mà không cần sữa tắm.

Thỉnh thoảng mới nên dùng cách tắm ấm bằng bột yến mạch (đây là cách tắm xuất hiện ở nhiều spa). Phương pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng bị ngứa da khi mang thai.

Nên tránh các loại xà phòng hoặc các sản phẩm chăm sóc da có chứa nồng độ xút cao, dễ gây kích ứng.

Có thể dùng một chiếc khăn mát hoặc một chiếc khăn ấm để chườm vào vùng da bị ngứa, giúp giảm bớt cơn ngứa. Hoặc có thể dùng túi chườm mát hoặc túi chườm ấm để làm dịu cơn ngứa. Nên lưu ý tránh cào, gãi khi ngứa. Nguyên nhân là vì càng gãi thì bạn lại càng ngứa hơn. Ngoài ra, nếu gãi nhiều sẽ khiến cho lớp da ở chỗ đó càng bị kích thích, dễ để lại di chứng về sau. Có thể lấy tay vỗ (chà) nhẹ vào chỗ ngứa. Cũng nên cắt móng tay, vệ sinh bàn tay để tránh nhiễm trùng vào vùng da bị ngứa.

Nên tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng; tăng cường các loại thức ăn giàu vitamin A (có trong cá, trứng, các loại rau, củ)… và uống nước đều đặn hàng ngày.

Một số loại kem bôi da, giúp chống rạn da và giữ ẩm có thể lạm dịu cơn ngứa. Với vùng bụng, bạn nên bôi (xoa) kem một cách nhẹ nhàng, tránh kích thích gây co bóp tử cung.

Nếu tình trạng ngứa trở nên nghiêm trọng, bạn mới nên nhờ bác sĩ tư vấn việc sử dụng thuốc. Bạn không nên tùy ý sử dụng thuốc.

Uống nước nhiều hơn: Từ trước đến nay, nước đóng nhiều vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng càng quan trọng hơn đối với cơ thể mẹ bầu. Nước hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất và thải độc cho cơ thể. Không những vậy, bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày giúp cơ thể mẹ bầu được ổn định, cân bằng được độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng ngứa ngáy. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu cần uống đủ từ 2 - 2,5l nước.

Lưu ý, đa số các trường hợp bị dị ứng ngoài da khi mang thai đều an toàn cho sức khỏe của bé. Bất tiện duy nhất là nó khiến người mẹ mất yếu tố thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

Bạn hãy thường xuyên truy cập website san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho cả gia đình nhé. Để đặt lịch khám tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang, bạn có thể đặt lịch TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342 318 318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?