Điểm danh các phương pháp tránh thai phổ biến nhất hiện nay

10:46 - 03/06/2022 Lượt xem: 356 Tác giả: Kim Ngân

Chọn biện pháp tránh thai nào cho phù hợp có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người. Hãy cùng tìm hiểu các biện pháp tránh thai phổ biến để đưa ra cho mình lựa chọn tốt nhất nhé.

1. Tránh thai bằng bao cao su

Các biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay

Tránh thai bằng bao cao su là biện pháp duy nhất vừa giúp tránh thai, vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và gần như không có tác dụng phụ.

Hiệu quả tránh thai của bao cao su: Hiệu quả tránh thai của bao cao su khi sử dụng đúng cách được đánh giá là 95% (đối với nữ) đến 98% (đối với nam).

Bao cao su có hai loại:

  • Loại bao cao su dành cho nam: đeo vào dương vật.
  • Loại bao cao su dành cho nữ: đeo vào trong âm đạo.

Ưu điểm:

Phù hợp với mọi đối tượng, hầu như không có tác dụng phụ, hiệu quả cao.

Phòng chống bệnh lây qua đường tình dục.

Chủ động, bạn có thể mang thai lại bất cứ khi nào bạn muốn.

2. Que cấy tránh thai

Các biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay

Que cấy tránh thai là một que nội tiết nhỏ (dài 4cm, rộng 2 mm) được đặt dưới da cánh tay (thường ở phía bên trong cánh tay, ở phía trên).

Que cấy tránh thai giải phóng hormone proestogen vào máu và ngăn cản việc rụng trứng hàng tháng, tránh mang thai. Nó cũng làm dày chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung hơn nên trứng ít có khả năng được thụ tinh.

Đánh giá hiệu quả:

Độ hiệu quả của que cấy tránh thai được đánh giá là hơn 99,9% trong việc ngừa thai và có hiệu quả ngay lập tức khi được đưa vào trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và có tác dụng kéo dài trong 3 năm.

Lưu ý:

Khi lần đầu tiên được đưa vào, có thể xuất hiện vết bầm tím, đau hoặc sưng xung quanh mô cấy.

Có thể có tác dụng phụ tạm thời trong vài tháng đầu như đau đầu, buồn nôn, đau vú và thay đổi tâm trạng, xuất hiện mụn trứng cá.

Chu kỳ kinh có thể trở nên bất thường hoặc vô kinh.

Que cấy tránh thai không bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

3. Sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai hàng ngày gồm 2 loại. Trong đó, một loại với cơ chế kết hợp progesterone và estrogen nhân tạo. Loại còn lại chỉ chứa progesterone.

Phương pháp này cũng được đánh giá cao về hiệu quả, đồng thời cũng ít tác dụng phụ.

Lưu ý:

Thuốc tránh thai là phải uống hàng ngày và nên uống vào một giờ nhất định mới mang lại hiệu quả. Vì vậy nếu bạn quên uống thuốc đều đặn thì sẽ không thể có được hiệu quả ngừa thai.

Một số tác dụng của thuốc có thể kể đến như căng tức ngực, tăng cân, buồn nôn hoặc một số trường hợp có thể bị giảm ham muốn tình dục khi sử dụng thuốc.

Phương pháp này cũng không thể ngăn ngừa một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.

4. Vòng tránh thai

Các biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay

Vòng tránh thai là một thiết bị hỗ trợ tránh thai có kích thước nhỏ, bằng nhựa hoặc đồng và hình chữ T được đặt vào tử cung ít nhất sau 4 tuần kể từ sau khi sinh con.

Có hai loại vòng tránh thai:

Vòng tránh thai nhựa: giải phóng hormone proestogen vào tử cung để ngăn cản rụng trứng. Đồng thời, nó làm dày chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung hơn và trứng ít có cơ hội được thụ tinh.

Vòng tránh thai đồng hoạt động tương tự vòng tránh thai nhựa nhưng thay vì giải phóng proestogen thì nó giải phóng đồng vào tử cung để tránh thai.

Đánh giá hiệu quả:

Hiệu quả tránh thai của vòng tránh thai khoảng 99% và kéo dài trong 5 đến 10 năm.

Lưu ý:

  • Có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.
  • Một số phụ nữ có thể gặp tác dụng phụ chẳng hạn như thay đổi tâm trạng, vấn đề về da hoặc đau ngực.
  • Trong quá trình đặt vòng có thể hơi đau và cần sự hỗ trợ của thuốc giảm đau.
  • Đặt vòng không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Có một rủi ro nhỏ bị nhiễm trùng sau khi đặt vòng. Nếu có các triệu chứng như bị đau bụng dưới, sốt, âm đạo có mùi hôi hoặc dịch bất thường cần đến bác sĩ ngay.

5. Xuất tinh ngoài âm đạo

Xuất tinh ngoài âm đạo là hiện tượng rút dương vật ra khỏi âm đạo người phụ nữ khi bắt đầu có xuất hiện tình trạng xuất tinh. Lúc này, tinh dịch sẽ bắn ra ngoài, hạn chế vấn đề mang thai ngoài ý muốn. Trong các biện pháp tránh thai, đây được xem là phương pháp tự nhiên, an toàn, hiệu quả, nhưng cần lưu ý:

Người đàn ông cần trang bị đầy đủ kiến thức và khả năng kiểm soát cơ thể để cảm nhận được tình trạng xuất tinh, tránh không để tinh trùng xuất ra tại âm đạo.

Người phụ nữ cần nắm rõ chu kỳ về thời gian xuất hiện kinh nguyệt, khuyến cáo nên chuẩn bị một biện pháp dự phòng, đặc biệt là trong khoảng thời gian có khả năng thụ thai cao.

Mỗi biện pháp tránh thai đều có những tác dụng và ưu điểm nhất định tùy vào hoàn cảnh, điều kiện sức khỏe, kinh tế, tâm lý, mỗi người có thể lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp với bản thân để không mang thai ngoài ý muốn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hãy thường xuyên truy cập website www.san43nguyenkhang.vn và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bản thân và cả gia đình nhé!

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ