Dinh dưỡng cho mẹ bầu 3 tháng đầu chuẩn y khoa

16:56 - 23/03/2023 Lượt xem: 277 Tác giả: Thu Hoàng

3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết như acid folic, canxi, sắt, vitamin D,... Nếu người mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thì có thể gây dị tật, suy dinh dưỡng hoặc thậm chí là sảy thai. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu mang thai đầy đủ, khoa học là vô cùng cần thiết để người mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và em bé được phát triển toàn diện.

1. Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ trong 3 tháng đầu mang thai

Năng lượng: Cùng với sự phát triển của thai nhi, nhu cầu năng lượng của thai phụ cũng thay đổi đáng kể. Trung bình, bà mẹ mang thai trong 3 tháng đầu cần cung cấp khoảng 2300 - 2400 kcal/ngày.

Acid folic: Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh hay tật nứt đốt sống của thai nhi. Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh thẫm (cải xanh, rau muống,...), thịt gia cầm, ngũ cốc,... Ngoài ra, thai phụ cũng có thể dùng thêm viên uống bổ sung acid folic theo hướng dẫn của bác sĩ.

Protein: Rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển nhanh của mô bào thai. Không chỉ vậy, protein còn giúp tăng trưởng mô vú và tử cung trong thai kỳ, tăng cường sản sinh máu, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Vì vậy, mẹ bầu nên chú ý ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu protein như cá, đậu, trứng, thịt gà, sữa, thịt bò nạc và heo,... trong cả 3 bữa ăn. Trong giai đoạn này, thai phụ cần khoảng 85 - 90g protein/ngày, cao hơn bình thường 10-15g/ngày.

Sắt: Bà bầu cần được cung cấp 36 - 40mg sắt mỗi ngày để phòng ngừa thiếu máu. Các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao cần tăng cường vào thực đơn ăn uống của thai phụ gồm thịt đỏ, tim cật, các loại hạt, rau xanh,... Ngoài ra, thai phụ cũng có thể sử dụng thêm viên uống cung cấp sắt theo chỉ định của bác sĩ.

Vitamin A: Mẹ bầu cần được cung cấp đủ 600mcg vitamin A/ngày. Các loại thực phẩm giàu vitamin A gồm thịt, cá, trứng, sữa, gan động vật, rau màu xanh thẫm, củ quả màu vàng, đỏ;

Canxi và vitamin D: Là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng trong việc hình thành hệ xương của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm canxi trong trứng, tôm, cá, cua, sữa, rau xanh, đậu đỗ và nên tắm nắng sớm để tăng cường hấp thu vitamin D.

Vitamin C: Có tác dụng ngăn ngừa các triệu chứng cảm lạnh cho mẹ, giúp xương bé chắc khỏe hơn. Vitamin C có nhiều trong các loại rau, củ, quả,....

Các nguyên tố vi lượng: Magie, selen, i-ốt, kẽm, vitamin nhóm B, DHA/EPA,... cũng cần được bổ sung vào chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu cho bà bầu.

 dinh dưỡng 3 tháng đầu

2. Tầm quan trọng trong đảm bảo chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ

3 tháng đầu là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, hệ thống thần kinh của trẻ sẽ bắt đầu phát triển khi sang đến tuần thứ 4 của thai kỳ. Song song với đó là quá trình phát triển của tim, hệ tuần hoàn cũng như các cơ quan nội tạng khác, sang đến tuần thứ 6 thì não và tuỷ sống sẽ hình thành. Và tới tuần thứ 12, về cơ bản các bộ phận như tay, chân, miệng, mắt, mũi,... cấu thành nên cơ thể của thai nhi sẽ được hoàn thiện.

Thai nhi rất cần được cung cấp đầy đủ những dưỡng chất như acid folic, sắt, canxi, vitamin D,... để được phát triển toàn diện. Nếu mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì thai nhi rất dễ bị dị tật, suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ cao bị sảy thai. Do đó, chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ rất quan trọng trong việc đảm bảo mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

dinh dưỡng 3 tháng đầu

3. Bí kíp ăn uống khiến mẹ và con luôn đủ dinh dưỡng

Do tác động của ốm nghén, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để ăn uống không còn là nỗi ám ảnh đối với mẹ bầu và giúp con có đầy đủ dinh dưỡng, các mẹ nên:

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn tránh để bụng đói để làm giảm triệu chứng buồn nôn.
  • Ăn đồ mềm, dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc và nước hoa quả.
  • Bữa phụ nên ăn các loại hoa quả, bánh sữa để làm phong phú thêm thực đơn cho mẹ.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: hít thở, yoga bầu hỗ trợ cho hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon và giảm ốm nghén.
  • Nếu áp dụng khoa học chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ, thai phụ sẽ mạnh khỏe hơn, tinh thần thoải mái, từ đó em bé trong bụng cũng phát triển toàn diện và khỏe mạnh theo.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Tầm soát ung tư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV
Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng