Định lượng Protein toàn phần thay đổi trong trường hợp nào?

02:37 - 02/07/2020 Lượt xem: 814

Trong xét nghiệm sinh hóa máu, bên cạnh những chỉ số xét nghiệm khác bệnh nhân thường được kiểm tra chỉ số protein toàn phần. Vậy chỉ số này có ý nghĩa gì? Nó tăng giảm trong trường hợp nào? chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu. 1. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần […]

Trong xét nghiệm sinh hóa máu, bên cạnh những chỉ số xét nghiệm khác bệnh nhân thường được kiểm tra chỉ số protein toàn phần. Vậy chỉ số này có ý nghĩa gì? Nó tăng giảm trong trường hợp nào? chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.

1. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần để làm gì?

Protein toàn phần trong máu được cấu tạo từ 3 thành phần là albumin, globulin và fibrinogen (chỉ có trong huyết tương) trong đó albumin và fibrinogen được tổng hợp duy nhất ở gan còn globulin do tế bào miễn dịch sản xuất ra. Xét nghiệm định lượng protein toàn phần gồm có 2 loại là xét nghiệm protein trong máu và xét nghiệm protein trong nước tiểu.

2. Ý nghĩa của chỉ số protein toàn phần trong xét nghiệm máu

ý nghĩa của xét nghiệm protein toàn phần

Định lượng protein toàn phần được xác định là lượng albumin và globulin trong huyết thanh. Albumin trong huyết thanh chiếm tới một nửa số protein tìm thấy trong huyết tương và có chức năng như sau:

Duy trì áp lực keo trong máu giúp giữ nước không rò rỉ ra bên ngoài thành mạch máu

Đóng vai trò liên kết, vận chuyển một số chất sinh ra trong quá trình chuyển hóa cơ thể như acid béo, bilirubin, hormon steroid và các hoạt chất khác đi khắp cơ thể

Tham gia và quá trình tổng hợp protein ngoại vi thông qua việc cung cấp acid amin

Protein globulin có nhiều kích thước, trọng lượng và chức năng khác nhau, phân theo cách di chuyển trên điện di gồm có protein vận chuyển, enzyme, bổ sung và immunoglobulin (IgA, IgD, IgE, IgM và IgM). Với những chức năng trên thì việc định lượng protein toàn phần máu sẽ giúp đánh giá các bệnh lý về rối loạn kiềm – toan, đáp ứng viêm hoặc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.

3. Nồng độ protein cao có nghĩa gì?

Nồng độ protein tổng huyết thanh cao liên tục có thể chỉ ra các tình trạng sức khỏe sau đây:

      • Viêm do nhiễm trùng, HIV hoặc viêm gan virut.
      • Ung thư, đa u tủy.
      • Mất nước
      • Bệnh thận mãn tính
      • Bệnh gan

4. Nồng độ protein thấp có nghĩa gì?

Nồng độ protein toàn phần trong huyết thanh thấp có thể gợi ý các tình trạng sức khỏe sau đây:

      • Suy dinh dưỡng
      • Rối loạn kém hấp thu, chẳng hạn như bệnh celiac hoặc viêm ruột (IBD)
      • Bệnh gan
      • Bệnh thận, chẳng hạn như hội chứng thận hư hoặc viêm cầu thận
      • Suy tim sung huyết

5. Khi nào cần xét nghiệm protein toàn phần?

Khi nào cần làm xét nghiệm protein máu toàn phần?

Bệnh nhân có bệnh lý ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gan hoặc thận có thể phải thực hiện các xét nghiệm trong các lần tái khám.

Khi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bác sĩ cũng có thể sử dụng xét nghiệm này để giúp chẩn đoán nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến mức độ protein.

Bệnh nhân có thể được yêu cầu xét nghiệm tổng protein nếu có bất kỳ điều nào sau đây:

      • Tụt cân không kiểm soát
      • Ăn mất ngon
      • Khó tiểu
      • Mệt mỏi
      • Buồn nôn hoặc nôn
      • Phù hoặc sưng do dịch mô dư thừa.
      • Triệu chứng thiếu dinh dưỡng

Để được tư vấn và hướng dẫn làm xét nghiệm protein máu toàn phần, Mẹ bầu cần đi khám để bác sĩ theo dõivaf hướng dẫn. Để đăng ký khám và quản lý thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang; mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang