Đời sống trung bình của hồng cầu là bao nhiêu?

01:59 - 23/06/2020 Lượt xem: 1723

Hồng cầu là thành phần quan trọng của máu, lượng hồng cầu luôn cần duy trì ở mức thích hợp. Không quá ít nhằm đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể, nhưng cũng không quá nhiều gây cản trở sự tuần hoàn của máu. Vậy chức năng của hồng cầu là gì? Hồng […]

Hồng cầu là thành phần quan trọng của máu, lượng hồng cầu luôn cần duy trì ở mức thích hợp. Không quá ít nhằm đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể, nhưng cũng không quá nhiều gây cản trở sự tuần hoàn của máu. Vậy chức năng của hồng cầu là gì? Hồng cầu sống được bao lâu trong cơ thể?

1. Hình dạng, số lượng hồng cầu

Máu là mô lỏng, được lưu thông trong hệ tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm hai phần: Tế bào và huyết tương.

      • Tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
      • Huyết tương gồm các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước.

Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Dưới kính hiển vi quang học, hồng cầu được thấy có hình tròn; nên thời trước người ta cho rằng các tế bào đó hình cầu – đây là nguồn gốc tên gọi “hồng cầu”. Dưới kính hiển vi điện tử có thể thấy hồng cầu là tế bào có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7 – 8 mm, bề dày phần ngoại vi 2 – 2,5 mm và phần trung tâm 1mm, thể tích trung bình 90 – 95 mm3. Hình dạng này giúp:

Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30% so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu. Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẻo, có thể đi qua các mao mạch hẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu.

Hồng cầu là thành phần quan trọng của máu, lượng hồng cầu luôn cần duy trì ở mức thích hợp. Không quá ít nhằm đảm bảo việc cung cấp oxy cho cơ thể, nhưng cũng không quá nhiều gây cản trở sự tuần hoàn của máu. Vậy chức năng của hồng cầu là g

Hồng cầu không có nhân cũng như các bào quan. Thành phần chính của hồng cầu là hemoglobin (Hb), chiếm 34% trọng lượng. Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khí oxy.

Ở người bình thường, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi là:

      • Nam: 5.400.000 ± 300.000 /mm3.
      • Nữ: 4.700.000 ± 300.000/mm3

Số lượng hồng cầu có thể thay đổi trong một số trường hợp sinh lý. Ở trẻ sơ sinh, số lượng hồng cầu cao trong vòng một hai tuần đầu, sau đó có hiện tượng vỡ hồng cầu gây vàng da sinh lý. Ngoài ra, số lượng hồng cầu có thể tăng ở những người lao động nặng, sống ở vùng cao.

2. Vai trò của Hồng cầu

Tế bào hồng cầu có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khí oxy (O2) từ phổi đến các tế bào trong cơ thể và nhận lại khí cacbonic (CO2) từ các mô lên đào thải ở phổi (loại bỏ khí CO2). Chức năng của hồng cầu có những tác động lớn đến các hoạt động khác nhau của cơ thể:

Màng tế bào hồng cầu có cấu tạo từ các lipid và protein cần thiết cho chức năng sinh lý; đồng thời thông qua hệ tuần hoàn hoạt động trong mạng lưới mao mạch.

Hồng cầu có trong máu giúp vận chuyển các axit béo, axit amin; glucose từ mao ruột non đến các tế bào và các tổ chức trong cơ thể. Máu mang cặn bã của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết.

đời sống của hồng cầu
Hồng cầu giúp vận chuyển oxy tới các tổ chức

Nếu đủ lượng hồng cầu, da và niêm mạc (lưỡi; kết mạc mắt, nướu răng..) sẽ có màu hồng đặc trưng. Ngược lại khi thiếu hồng cầu (thiếu máu, mất máu); máu không cung cấp đủ oxy cho các mô và cơ quan để hoạt động hiệu quả. Người bệnh sẽ có dấu hiệu da và niêm mạc nhợt nhạt, cảm giác mệt mỏi; giảm khả năng lao động, kém tập trung..

Mức hồng cầu bất thường có khả năng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu; mất nước, xuất huyết hoặc các chứng rối loạn khác về hồng huyết cầu.

Chỉ số RBC giảm dưới chuẩn thường xuất hiện ở những người già, phụ nữ mang thai; hoặc là dấu hiệu cho biết bệnh nhân bị thấp khớp cấp, suy tủy, thận và ung thư.

3. Hồng cầu sống được bao lâu?

Đời sống trung bình của hồng cầu trong máu ngoại vi là 120 ngày. Theo thời gian, màng hồng cầu sẽ mất dần tính mềm dẻo và cuối cùng hồng cầu sẽ vỡ khi đi qua các mao mạch nhỏ của lách. Hemoglobin phóng thích ra từ hồng cầu vỡ sẽ bị thực bào bởi các đại thực bào cố định của gan, lách và tủy xương.

Tủy xương có vai trò sinh các hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vai trò của hồng cầu đối với cơ thể. Để đặt lịch, xét nghiệm máu xem thiếu máu không, phát hiện một số bệnh lý về máu, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang