Giải đáp thắc mắc về chỉ số creatinine trong xét nghiệm máu

09:53 - 16/06/2020 Lượt xem: 528

Creatinine là chỉ số đánh giá chức năng thận quan trọng của cơ thể. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ về chỉ số creatinine. Bài viết dưới đây là những thắc mắc của nhiều người về chỉ số này. 1. Chỉ số creatinine là gì? Creatinine được tạo ra từ creatine, một thành phần […]

Creatinine là chỉ số đánh giá chức năng thận quan trọng của cơ thể. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ về chỉ số creatinine. Bài viết dưới đây là những thắc mắc của nhiều người về chỉ số này.

1. Chỉ số creatinine là gì?

Creatinine được tạo ra từ creatine, một thành phần hóa học quan trọng trong việc tạo ra năng lượng ở cơ bắp. Creatinine được đào thải qua thận và là chỉ số phản ánh chính xác chức năng của thận. Creatin bị thoái dáng trong các cơ sẽ tạo thành creatinine và được lọc qua cầu thận. Trường hợp khi chúng không được cơ thể tái hấp thu ở ống thận thì sẽ phản ảnh chính xác chức năng lọc của thận.

2. Chỉ số bình thường của creatinine trong xét nghiệm máu là bao nhiêu?

Vì khối cơ trong cơ thể thường được bảo toàn từ ngày này qua ngày khác nên lượng creatinine được sản xuất ra thường sẽ ở mức gần như không đổi.

Ở người trưởng thành, nồng độ creatinine bình thường là

Nam: từ 0.6 đến 1.2 mg/dl (tức là 53- 106 mmol/l).

Nữ: từ 0.5 đến 1.1 mg/dl (tức là 44- 97 mmol/l).

3. Tại sao cần phải kiểm tra Creatinine trong xét nghiệm máu?

tại sao phải làm xét nghiệm creatinine?

Khi thận bị tổn thương, vì bất cứ lý do gì, lượng creatinine trong máu sẽ tăng lên do thận không thể đào thải creatinine ra ngoài được. Lượng creatinine cao bất thường là dấu hiệu của rối loạn chức năng thận hoặc suy thận. Do vậy, đây là lý do bạn nên kiểm tra chỉ số creatinine trong khi xét nghiệm máu định kỳ.

4. Những biểu hiện có thể gặp phải khi lượng creatinine trong máu tăng cao

Một số người sẽ tình cờ phát hiện được tình trạng bệnh thận nghiêm trọng của mình và tình trạng tăng creatinine khi đi xét nghiệm máu định kỳ mà không biểu hiện triệu chứng gì trước đó cả.

Với một số người khác, phụ thuộc vào nguyên nhân của vấn đề, mà tình trạng suy thận có thể được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau:

      • Mệt mỏi
      • Khó thở
      • Phù
      • Lú lẫn, hoặc các triệu chứng không điển hình khác (ví dụ như buồn nôn, nôn mửa, khô da, các bệnh thần kinh)

5. Tại sao chỉ số creatinine trong máu lại tăng cao?

Bất cứ tình trạng nào ảnh hưởng đến chức năng thận đều có thể làm tăng lượng creatinine trong máu. Nguyên nhân phổ biến của các bệnh thận mạn tính kéo dài ở người trưởng thành bao gồm: Tăng huyết áp; tiểu đường.

Các nguyên nhân khác có thể làm tăng lượng creatinine bao gồm:

      • Sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như cimetidine
      • Sau một bữa ăn lớn có nhiều thịt.
      • Các bệnh nhiễm trùng tại thận, tiêu cơ vân và bất thường về cấu trúc đường tiết niệu cũng có thể làm tăng lượng creatinine.

5. Ngoài xét nghiệm máu, creatinine còn được đánh giá ở xét nghiệm nào nữa không?

Ngoài xét nghiệm máu, chỉ số creatinine còn được đánh giá ở xét nghiệm nào nữa không?

Ngoài xét nghiệm máu, Creatinine còn được đánh giá qua nước tiểu. Để đo lường được chức năng thận một cách chính xác, người ta có thể đo lường lượng creatinine trong mẫu nước tiểu 24 giờ và trong máu, sau đó so sánh 2 chỉ số này. Lượng creatinine lọc được trung bình ở nữ giới trưởng thành là 88-128mL/phút và ở nam giới là vào khoảng 97-137 mL/phút.

6. Khi nào cần xét nghiệm định lượng creatinin máu?

Những người có dấu hiệu của suy giảm chức năng thận cần thực hiện ngay xét nghiệm định lượng creatinin máu. Các dấu hiệu bao gồm:

      • Người mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, khó tập trung;
      • Giảm lượng nước tiểu;
      • Đái ra máu;
      • Nước tiểu sẫm màu giống màu cafe;
      • Đau bên hông, dưới khung sườn;
      • Tăng huyết áp.
      • Sưng hoặc phù mặt, bụng, đùi, mắt cá chân, đặc biệt là vùng xung quanh mắt;

Thực hiện trong việc kiểm tra chức năng thận khi làm xét nghiệm máu định kỳ.

Trên đây là những giải đáp thắc mắc cho chỉ số Creatinine trong xét nghiệm máu. Phụ nữ mang thai cần kiểm tra thường xuyên chỉ số creatinine để được đánh giá sự hoạt động của thận. Để đăng ký khám và tư vấn về chỉ số Creatinine, mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
BÍ QUYẾT TIẾT KIỆM THỜI GIAN ĐI KHÁM TẠI 43 NGUYỄN KHANG