Hạ protein máu có biểu hiện như thế nào?

01:44 - 03/07/2020 Lượt xem: 1189

Protein được tạo thành từ các axit amin là các nền tảng để xây dựng các mô. Cơ thể cần nhiều loại axit amin khác nhau để thực hiện các chức năng hoạt động thường nhật. Hạ protein trong máu sẽ ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể. Dưới đây là những biểu […]

Protein được tạo thành từ các axit amin là các nền tảng để xây dựng các mô. Cơ thể cần nhiều loại axit amin khác nhau để thực hiện các chức năng hoạt động thường nhật. Hạ protein trong máu sẽ ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể. Dưới đây là những biểu hiện của tình trạng hạ protein máu và cách điều trị.

1. Protein máu thấp gây ra những hậu quả gì?

      • Protein giảm phản ánh trạng thái suy mòn của cơ thể, nó gây ra hàng loạt hậu quả nghiêm trọng:
      • Giảm áp lực keo gây phù tuy nhiên nó chỉ xảy ra khi mất số lượng lớn
      • Giảm khả năng kết hợp, vận chuyển của protein với nhiều chất gây nên rối loạn 1 số chất nặng làm cơ thể nhiễm độc
      • Rối loạn đông máu, tăng chảy máu
      • Giảm sức đề kháng do gan giảm tổng hợp kháng thể.

2. Nguyên nhân của hạ protein máu

Nguyên nhân gây hạ protein máu

Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ kém và sự hạn chế của nguồn protein từ thực phẩm thường là nguyên nhân chính gây hạ protein máu. Việc hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm hoặc thực hiện chế độ ăn kiêng khem cũng có thể dẫn đến thiếu hụt protein trong cơ thể.

      • Suy dinh dưỡng và thiếu ăn, bữa ăn thiếu protein

Hạ protein máu có thể liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống, đặc biệt là nếu không cung cấp đủ lượng calo cần thiết hoặc không ăn một số nhóm thực phẩm nhất định. Hạ protein máu do chế độ ăn uống có thể xảy ra trong các trường hợp sau:

Phụ nữ mang thai cần nhiều protein hơn bình thường cho sự phát triển của thai nhi, trường hợp thai phụ nôn mửa do thai nghén dẫn đến việc không hấp thụ đủ lượng protein trong thức ăn có nguy cơ hạ protein máu cao;

Rối loạn ăn uống chẳng hạn như chứng chán ăn tâm thần (bulimia neurosa). Những tình trạng này thường dẫn đến việc ăn uống không cung cấp đủ protein;

Những người thực hiện chế độ ăn kiêng hạn chế, chẳng hạn như không ăn tất cả các nguồn protein thực vật và động vật có thể có nguy cơ bị giảm protein máu.

      • Bệnh viêm ruột

Một số dạng bệnh viêm ruột (IBD) gây viêm ở ruột non. Tổn thương ruột non có thể dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng.

      • Rối loạn chức năng gan

Gan đóng vai trò chính trong việc xử lý protein trong cơ thể. Nếu gan không hoạt động đúng cách, cơ thể không có đủ protein để thực hiện các chức năng quan trọng. Điều này có thể xảy ra ở những người mắc các tình trạng gây rối loạn chức năng gan như viêm gan hoặc xơ gan.

      • Vấn đề về thận

Thận giúp lọc các chất thải từ máu và thải ra qua nước tiểu. Khi thận hoạt động hiệu quả, protein vẫn được giữ lại trong máu. Tuy nhiên, khi thận bị tổn thương hoặc hoạt động không hiệu quả, có thể xảy ra tình trạng mất protein qua nước tiểu.

Tình trạng này có thể xảy ra ở những người bị tăng huyết áp, bệnh tiểu đường và một số bệnh thận.

      • Bệnh celiac

Bệnh celiac là một bệnh tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào của cơ thể trong ruột non. Phản ứng này xảy ra khi ăn thực phẩm có chứa gluten – một loại protein có trong bột mì.

Tổn thương tự miễn cho ruột non có thể dẫn đến giảm hấp thu nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm cả protein.

3. Triệu chứng của hạ protein máu

Triệu chứng của hạ protein máu

Các triệu chứng của hạ protein máu khác nhau và có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm:

      • Người mệt mỏi, uể oải;
      • Thường xuyên nhiễm khuẩn, virus;
      • Tóc mỏng, dễ rụng;
      • Móng tay, chân giòn và dễ gãy;
      • Thay đổi tâm trạng và hay cáu gắt;
      • Thèm đồ ăn giàu protein.

Những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như thiếu máu do thiếu sắt hoặc các vấn đề với hệ thống miễn dịch. Vì vậy chỉ có thể xác định hạ protein máu thông qua các xét nghiệm máu.

4. Phương pháp chẩn đoán hạ protein máu

Xét nghiệm máu có thể cho biết liệu một người có đủ protein trong cơ thể hay không. Có thể thực hiện bộ xét nghiệm tổng tỷ lệ protein, albumin và albumin/ globulin (A/G). Albumin và globulin là hai loại protein mà gan tạo ra. Xét nghiệm này có thể cho biết tổng lượng protein trong máu và đánh giá mức độ protein albumin và globulin. Nếu hai protein này mất cân bằng có thể báo hiệu một số bệnh lý chẳng hạn như rối loạn chức năng gan, bệnh thận hoặc tình trạng tự miễn dịch.

5. Điều trị hạ protein máu như thế nào?

– Có thể điều trị trực tiếp với nguyên nhân gây ra tình trạng protein thấp. Điều trị cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống, tình trạng sức khỏe, tuổi tác và bệnh sử của từng cá nhân. Ví dụ về phương pháp điều trị bao gồm:

– Đối với người bị chán ăn tâm thần có thể cần được điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Sau đó, khuyến khích xây dựng và duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh đủ protein.

– Người mắc bệnh celiac sẽ cần phải tuân theo chế độ ăn không có gluten. Điều này sẽ cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng của ruột non.

– Rối loạn chức năng gan và thận thường cần điều trị y tế và theo dõi thường xuyên.

– Phụ nữ mang thai nôn thường xuyên sau khi ăn có thể cần điều trị để giảm bớt các triệu chứng thai nghén. Điều này có thể giúp dung nạp đủ lượng calo và protein cho sự phát triển khỏe mạnh của bé.

Bổ sung đầy đủ các loại protein từ nguồn động vật và thực vật: Sử dụng nhiều loại protein từ các nguồn động vật và thực vật là cách tốt nhất để tránh tình trạng hạ protein máu. Mặc dù hầu hết các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật không phải nguồn dồi dào protein nhưng chúng cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật.

Thay vì chỉ tập trung vào một số ít thực phẩm giàu protein, việc thực hiện một chế độ ăn uống đa dạng là cách tốt nhất để có sức khỏe tối ưu.

Phụ nữ mang thai khi có dấu hiệu hạ protein máu cần được thăm khám và tư vấn cẩn thận. Để đăng ký khám thai và quản lý thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang; bạn có thể đặt lịch qua website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang