Hiểu đúng về miếng xốp tránh thai để sử dụng được hiệu quả

07:52 - 27/01/2021 Lượt xem: 264

Miếng xốp tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai rào cản. Trước khi quyết định có nên sử dụng miếng xốp tránh thai hay không, bạn nên cân nhắc những điều dưới đây. 1. Miếng xốp tránh thai là gì? Miếng xốp được làm bằng bọt nhựa mềm, hình tròn với đường […]

Miếng xốp tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai rào cản. Trước khi quyết định có nên sử dụng miếng xốp tránh thai hay không, bạn nên cân nhắc những điều dưới đây.

1. Miếng xốp tránh thai là gì?

Miếng xốp được làm bằng bọt nhựa mềm, hình tròn với đường kính khoảng 5cm có chứa chất diệt tinh trùng. Nó có một vòng nylon gắn ở đáy để dễ dàng lấy ra. Khi giao hợp bạn chỉ cần đặt sâu miếng xốp vào âm đạo.

2. Cơ chế hoạt động của miếng xốp tránh thai

Miếng xốp tránh thai ngăn ngừa không cho tinh trùng kết hợp với trứng bằng cách bao lấy cổ tử cung, không cho tinh trùng xâm nhập vào tử cung. Chất diệt tinh trùng có trong miếng xốp được tiết ra liên tục ngăn không cho tinh trùng di chuyển.

3. Hiệu quả miếng xốp tránh thai.

hiểu đúng về miếng xốp tránh thai để sử dụng hiệu quả

Hiệu quả tránh thai là mối quan tâm hàng đầu khi bạn lựa chọn bất cứ một phương pháp tránh thai nào. Giống như tất cả các phương pháp ngừa thai khác, miếng xốp tránh thai sẽ giúp bạn tránh thai hiệu quả khi sử dụng nó một cách chính xác. Đối với những phụ nữ chưa chưa hề sinh con, miếng xốp tránh thai có tác dụng tránh thai tốt hơn.

Theo một nghiên cứu về hiệu quả sử dụng miếng xốp tránh thai thì những phụ nữ chưa sinh con và luôn sử dụng những miếng xốp tránh thai theo hướng dẫn thì mỗi năm có hơn 9 trong số 100 người sẽ mang thai. Nếu họ không sử dụng những miếng xốp theo hướng dẫn thường xuyên thì có hơn 16 trong số 100 người sẽ mang thai mỗi năm.

Ở những phụ nữ đã từng sinh con, mặc dù có sử dụng miếng xốp tránh thai nhưng nguy cơ mang thai cao hơn. Nếu họ luôn sử dụng miếng xốp tránh thai theo hướng dẫn thì có hơn 20 trong số 100 người sẽ mang thai mỗi năm. Nhưng nếu không sử dụng miếng xốp tránh thai theo hướng dẫn thường xuyên thì có hơn 32 trong số 100 người sẽ mang thai mỗi năm

Để làm tăng hiệu quả, đối tác của bạn có thể sử dụng thêm bao cao su hoặc xuất tinh bên ngoài.

Các miếng xốp tránh thai không bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây qua đường tình dục. Do đó, sử dụng kết hợp bao cao su giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh này.

4. Miếng xốp tránh thai an toàn như thế nào?

Hầu hết phụ nữ có thể sử dụng miếng xốp tránh thai một cách an toàn. Nhưng vẫn có một số người gặp khó khăn hoặc không thể dùng miếng xốp vì cơ thể họ không thích nghi. Các miếng xốp có thể không phù hợp nếu bạn gặp những triệu chứng sau:

Bị dị ứng với thuốc sulfa hoặc những thành phần tạo nên miếng xốp như hợp chất polyurethane, chất diệt tinh trùng

Không thoải mái khi chạm vào âm đạo hay âm hộ của bạn

Có một số vấn đề về sinh lý với âm đạo của bạn

Gặp khó khăn khi đặt miếng xốp

Mới phá thai, sinh con, hoặc sẩy thai

Có tiền sử về hội chứng sốc độc tố

Bị nhiễm trùng đường sinh sản

Những dấu hiệu cần tới gặp bác sĩ

Hãy báo với bác sĩ của bạn khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào của hội chứng sốc độc tố dưới đây:

      • Đau cơ và khớp
      • Tiêu chảy
      • Chóng mặt
      • Cảm thấy mệt
      • Đau họng
      • Sốt cao đột ngột
      • Cháy nắng kiểu phát ban
      • Nôn ói
      • Cơ thể yếu

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ. Là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Các mũi tiêm và mốc tiêm cho bà bầu trước và trong khi mang thai
Nguyên nhân chính khiến IVF thất bại
Những rủi ro có thể gặp khi làm phương pháp IVF
Nguyên nhân sinh non mẹ bầu cần lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh
Các bước thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ