Hở thành bụng bẩm sinh có điều trị được không ?

09:16 - 15/09/2020 Lượt xem: 670

Dị tật hở thành bụng là một dị tật bẩm sinh liên quan tới tình trạng thành bụng thai nhi không đóng kín khiến các tạng trong ổ bụng như ruột non, đại tràng…bị lòi ra bên ngoài ổ bụng. Với những bệnh nhi bị hở thành bụng, nếu không được can thiệp sớm sẽ […]

Dị tật hở thành bụng là một dị tật bẩm sinh liên quan tới tình trạng thành bụng thai nhi không đóng kín khiến các tạng trong ổ bụng như ruột non, đại tràng…bị lòi ra bên ngoài ổ bụng. Với những bệnh nhi bị hở thành bụng, nếu không được can thiệp sớm sẽ gây nên các biến chứng cho trẻ như mất nước, viêm dính ruột…

1. Nguyên nhân gây hở thành bụng bẩm sinh là gì ?

Hở thành bụng bẩm sinh là dị tật bẩm sinh của thành bụng khiến ruột và một số cơ quan khác của trẻ bị thoát ra ngoài qua một cái lỗ bên cạnh rốn. Lỗ có thể nhỏ hoặc lớn và thậm chí dạ dày và gan cũng có thể thoát ra bên ngoài cơ thể bé.

Hở thành bụng xảy ra sớm trong thời kỳ mang thai, khi các cơ trong thành bụng được hình thành không bình thường và tạo ra lỗ cho phép ruột và các cơ quan khác chạy ra bên ngoài cơ thể, thường lỗ này ở phía bên phải của rốn. Do ruột không được bọc trong túi bảo vệ và tiếp xúc với nước ối, nên ruột có thể bị kích thích, khiến chúng bị rút ngắn, xoắn hoặc sưng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra khe hở thành bụng bẩm sinh: Bất thường về nhiễm sắc thể; bất thường về hormon hay trong quá trình có thai mẹ tiếp xúc với hóa chất…

Bất thường nhiễm sắc thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây dị tật thai.

2. Hở thành bụng bẩm sinh có điều trị được không ?

Đối với dị tật khe hở thành bụng, chỉ có phẫu thuật mới có thể điều trị dứt điểm bệnh. Với dị tật này sau khi sinh ra, bệnh nhi sẽ được chuyển ngay đến bệnh viện để phẫu thuật đưa các tạng vào ổ bụng và đóng lại thành bụng trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.

Trước và sau phẫu thuật, trẻ sẽ được cho ăn qua đường tĩnh mạch và sau đó, trẻ sẽ dần dần được cho ăn bình thường. Phương pháp điều trị này cho phép trẻ sơ sinh nhận được đầy đủ dinh dưỡng và ruột có thời gian hồi phục để trở lại bình thường.

Tỉ lệ thành công phụ thuộc vào tuổi thai, cân nặng lúc sinh, có dị tật đi kèm hay không. Sau khi phẫu thuật hở thành bụng nếu thành công bé sẽ sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

3. Phương pháp điều trị

 

điều trị hở thành bụng
Phẫu thuật hở thành bụng đưa ruột non vào đúng vị trí

Phẫu thuật bằng phương pháp silo – cho toàn bộ ruột thoát vị vào trong túi silicon; mỗi ngày đưa một ít ruột vào trong ổ bụng sau đó mới khâu khe hở ổ bụng lại.

Thời gian điều trị khoảng 5-7 ngày (nhanh khoảng 2-3 ngày) làm cho ruột tiêu hết viêm; thành bụng giãn ra 1 phần đủ chỗ chứa ruột vào.

Sau phẫu thuật em bé sẽ giống như các đứa trẻ khác, ruột lưu thông bình thường.

Yếu tố đảm bảo ca phẫu thuật thành công:

      • Ruột chui vào hết trong ổ bụng.
      • Bụng giãn đủ và áp lực của ổ bụng đảm bảo.
      • Áp lực ổ bụng là quan trọng bởi khi đóng bụng, áp lực trung bình là 11cmH20. Nếu áp lực trong giá trị này thì hồi sức sau mổ nhanh chóng; còn một số trường hợp tăng cao sẽ nguy hiểm, áp lực chèn ép vào cơ hoành gây hô hấp kém.

4. Lời khuyên cho mẹ bầu

      • Khi phát hiện thai nhi bị khe hở thành bụng; các bà mẹ nên khám ở các cơ sở lớn, theo dõi định kỳ đều đặn.
      • Nếu không kèm theo dị tật nào khác về gen, về tim hay những dị tật nặng nên theo dõi để được quản lý thai nhi một cách tốt nhất vì dị tật này có thể cứu được, không nên hoang mang hay cầu toàn quá.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang là một trong những phòng khám sản phụ khoa lớn và uy tín tại quận Cầu Giấy  – Hà Nội. Với hệ thống tòa nhà 7 tầng khang trang, hệ thống máy siêu âm – xét nghiệm hiện đại; cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật đưa ra định hướng cho mẹ bầu an tâm.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

 

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén