Làm gì khi lượng Albumin trong xét nghiệm máu thay đổi

02:00 - 23/06/2020 Lượt xem: 523

Albumin là chỉ số quan trọng đánh giá chức năng gan. Lượng Albumin trong xét nghiệm máu luôn được duy trì ổn định và biến động trong giới hạn cho phép. Chỉ số albumin bình thường ở người lớn là  35 – 50 g/L. Nếu hàm lượng albumin trong máu thay đổi thì bệnh nhân […]

Albumin là chỉ số quan trọng đánh giá chức năng gan. Lượng Albumin trong xét nghiệm máu luôn được duy trì ổn định và biến động trong giới hạn cho phép. Chỉ số albumin bình thường ở người lớn là  35 – 50 g/L. Nếu hàm lượng albumin trong máu thay đổi thì bệnh nhân có thể đang gặp phải các vấn đề bệnh lý. Vậy cần phải làm gì khi chỉ số này thay đổi? Bạn hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm Albumin được chỉ định khi nào?

Khi một người có các dấu hiệu của rối loạn chức năng gan như vàng da, mệt mỏi, chán ăn hoặc các biểu hiện của hội chứng thận hư như sưng vùng bụng, mắt, chân thường bác sĩ sẽ yêu cầu làm xét nghiệm albumin kèm theo các xét nghiệm khác. Đánh giá xem tế bào gan, thận có hoạt động tốt hay không, tìm nguyên nhân của tình trạng phù ở chân, dịch tích tụ ở khoang ổ bụng, phổi…

Ngoài ra nồng độ albumin cũng thường xuyên được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của cơ thể như thiếu hụt protein, chế độ ăn uống đã phù hợp hay chưa.

2. Trường hợp lượng Albumin thay đổi

Albumin máu tăng cao

– Do mất nước, viêm tụy cấp, người bị tiêu chảy, nôn nhiều.

– Một số trường hợp có thể gây tình trạng Albumin máu tăng như:

      • Buộc garo lâu.
      • Chế độ dinh dưỡng giàu đạm.
      • Một số thuốc có tác dụng làm tăng lượng albumin máu.
      • Người hiến máu trong thời gian gần đây cũng có thể có chỉ số albumin máu tăng.

Trường hợp lượng Albumin giảm

– Bệnh gan cấp và mạn: nghiện rượu, xơ gan, viêm gan

– Giảm hấp thu và suy dinh dưỡng.

– Đói ăn, suy dinh dưỡng thể thiếu calo – protein.

– Bệnh amyloidosis.

– Các bệnh lý mạn tính; bệnh đái tháo đường

– Giảm nồng độ hormon tăng trưởng.

– Suy chức năng tuyến giáp; suy thượng thận.

3. Cần làm gì khi lượng Albumin máu thay đổi

Cần làm gì khi lượng Albumin thay đổi

Trường hợp Albumin tăng

Trong trường hợp chỉ số Albumin tăng người bệnh chỉ cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống giảm bớt đạm và bổ sung nước kịp thời. Như vậy nồng độ albumin sẽ cân bằng trở lại.

Trường hợp Albumin giảm

Trong các trường hợp này, người bệnh cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị và sự hướng dẫn của bác sĩ để giúp ổn định lại hàm lượng albumin. Tránh không được tự ý sử dụng bất kì loại thuốc gì hay phương pháp điều trị gì khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Bên cạnh đó cần kết hợp tập luyện thể dục thể thao với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, qua đó tăng cường sức khỏe đề phòng các bệnh lý gan, thận và các tình trạng suy giảm khác.

Phụ nữ mang thai khi có sự thay đổi lượng Albumin trong xét nghiệm máu, cần gặp bác sĩ để được tư vấn vình hình sức khỏe của mình. Để được tư vấn và quản lý thai kỹ hơn tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang; mẹ bầu có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

Bài viết liên quan

Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
BÍ QUYẾT TIẾT KIỆM THỜI GIAN ĐI KHÁM TẠI 43 NGUYỄN KHANG