Làm thế nào để cải thiện tình trạng tinh trùng yếu

02:23 - 27/10/2020 Lượt xem: 249

Tinh trùng có chất lượng tốt, khỏe mạnh là một trong những yếu tố hàng đầu giúp gia tăng khả năng thụ thai thành công của người phụ nữ. Tuy nhiên, theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 10 người khám sức khỏe sinh lý thì trong đó có tới […]

Tinh trùng có chất lượng tốt, khỏe mạnh là một trong những yếu tố hàng đầu giúp gia tăng khả năng thụ thai thành công của người phụ nữ. Tuy nhiên, theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ 10 người khám sức khỏe sinh lý thì trong đó có tới 6 người mắc chứng tinh trùng yếu. Vậy tinh trùng yếu là gì? và làm thế nào để cải thiện tinh trùng yếu? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân ngày càng có nhiều nam giới mắc phải tinh trùng yếu

Theo thống kê, có khoảng 40% nam giới khi đi khám sức khỏe sinh sản được chẩn đoán là gặp phải các vấn đề về tinh trùng, điển hình là tinh trùng yếu. Hơn nữa, tỉ lệ nam giới bị tinh trùng yếu đang ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Phần lớn nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:

      • Thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu bia gây teo tinh hoàn, dẫn đến chất lượng tinh dịch giảm.
      • Sử dụng cần sa, cocaine… khiến nồng độ androgen trong máu giảm, kéo theo đó là mật độ tinh trùng giảm và gây ra tỉ lệ tinh trùng thấp.
      • Thói quen ăn uống  thiếu khoa học, dẫn đến thiếu các chất như kẽm, selen, đồng, canxi và magiê làm giảm sức vận động của tinh trùng.
      • Các bệnh lý như viêm tinh hoàn – mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền, lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… các bệnh lý này rất dễ mắc ở những đối tượng đã có quan hệ tình dục với các triệu chứng như tiểu buốt, đâu khi quan hệ, sưng tinh hoàn…
      • Môi trường sống bị ô nhiễm hay tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại,…

2. Cách nhận biết

Một số dấu hiệu bất thường cảnh báo tinh trùng yếu mà nam giới có thể tự quan sát được bao gồm:

      • Tinh dịch không loãng ra hoặc chỉ loãng một phần và có hiện tượng đông lại, đặc quánh.
      • Tinh dịch xuất ra ít hơn bình thường, có dạng lỏng, loãng như nước vo gạo, không có độ dính hay nhớt đặc trưng.
      • Tinh dịch có màu vàng, xanh kèm mùi tanh nồng mạnh: là dấu hiệu cảnh báo tinh dịch bị nhiễm khuẩn.
      • Tinh dịch có màu nâu do lẫn máu: là dấu hiệu đường sinh dục, tiết niệu gặp vấn đề.
      • Trong tinh dịch lợn cợn những hạt trắng nhỏ, nếu bóp ra thấy mịn như bột.
      • Đồng thời, người bệnh thường suy giảm ham muốn tình dục; sưng đau tinh hoàn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…

Khi các chỉ số xét nghiệm tinh dịch đồ có kết quả là: lượng tinh dịch xuất ra dưới 2ml, trong đó mật độ tinh trùng dưới 40 triệu/ml. Đồng thời, tỉ lệ tinh trùng nằm im hoặc chết > 25%, tính di động < 75%, trong đó tỉ lệ tinh trùng di động nhanh < 25%. Thì các trường hợp này đều được xếp vào nhóm tinh trùng yếu.

3. Làm cách nào để phòng tránh tinh trùng yếu

Không có cách nào để chắc chắn tránh được tình trạng tinh trùng yếu; tuy nhiên có một số điều có thể giúp phòng tránh phần nào tình trạng này:

– Duy trì cân nặng hợp lí:

Một số nghiên cứu cho thấy tăng chỉ số khối của cơ thể (body mass index – BMI) có mối liên quan với sự suy giảm chất lượng và khả năng di động của tinh trùng.

– Chế độ ăn lành mạnh:

tinh trùng yếu

Lựa chọn nhiều rau xanh, trái cây giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cải thiện sức khỏe của tinh trùng.

– Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (sexually transmitted infections – STIs):

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như chlamydia và lậu. Để phòng tránh, hãy giới hạn số lượng bạn tình và sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục, hoặc tốt nhất là chung thủy với một bạn tình duy nhất không mắc bệnh.

– Tránh tình trạng căng thẳng:

Căng thẳng có thể làm giảm khả năng hoạt động tình dục và ảnh hưởng tới các nội tiết tố cần cho việc sản xuất tinh trùng.

– Sống năng động:

Những hoạt động thể chất ở mức trung bình đã có thể giúp làm tăng hoạt độ của những enzyme chống oxy hóa, giúp bảo vệ cho tinh trùng.

– Không hút thuốc lá:

Hút thuốc lá có hại tới rất nhiều khía cạnh sức khỏe. Nếu không thể bỏ thuốc lá, hãy tìm sự trợ giúp từ bác sĩ.

– Giới hạn đồ uống có cồn:

Rượu và các đồ uống có cồn có thể làm giảm nồng độ testosterone và ảnh hưởng lên tinh trùng. Nếu uống rượu hay các đồ uống có cồn, hãy tự giới hạn số lượng uống ở mức vừa phải.

– Cẩn thận với các độc tố:

Phơi nhiễm với thuốc trừ sâu; chì và các chất độc khác có thể ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng tinh trùng. Nếu bắt buộc phải làm việc, tiếp xúc với độc chất, hãy thật cẩn thận. Ví dụ như mặc quần áo và trang bị bảo hộ; tránh để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.

– Lựa chọn các loại quần lót có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.

Tăng nhiệt độ bìu có thể gây hại tới quá trình sản xuất tinh trùng. Mặc dù lợi ích chưa được chứng minh đầy đủ, nhưng không mặc đồ lót chật, giảm thời gian ngồi, hạn chế xông hơi hoặc tắm nước nóng, hạn chế để bìu tiếp xúc với các vật ấm nóng (chẳng hạn như laptop) có thể giúp tăng chất lượng tinh trùng.

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?