Mang thai bị viêm mũi dị ứng có sao không?

10:28 - 21/04/2022 Lượt xem: 650 Tác giả: Lê Huyền Trang

1. Viêm mũi dị ứng khi mang thai là gì?

Viêm mũi dị ứng là gì

Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm niêm mạc mũi do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên đường hô hấp. Bệnh có các triệu chứng đặc trưng đó là: ngứa mũi, ngạt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi. Viêm mũi thai kỳ hay viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể được định nghĩa là các triệu chứng về mũi trong thời gian mang thai, kéo dài 6 hoặc nhiều tuần mà không có dấu hiệu khác của nhiễm trùng đường hô hấp và biến mất hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi sinh.

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng khi mang thai.

Nguyên nhân gây nên viêm mũi dị ứng:

  • Khi mang thai chủ yếu là do phản ứng của cơ thể khi gặp phải các yếu tố dị nguyên (yếu tố lạ đối với cơ thể). Các yếu tố dị nguyên thường gặp ví dụ như: thời tiết lạnh, bụi nhà, phấn hoa, lông thú nuôi,...
  • Thời kỳ mang thai, lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ tăng nhanh. Điều này gây ức chế acetylcholin esterase kích thích phản ứng cholinergic gia tăng. Cholinergic làm tăng các tuyến dịch nhờn và luân chuyển lông mũi, cùng các mạch máu trong niêm mạc mũi gây viêm mũi hoặc làm phù nề niêm mạc mũi. Các phản ứng này xảy ra ở ngay lớp nhầy niêm mạc của hệ thống đường hô hấp trên như mũi, họng, xoang,... từ đó gây ra hiện tượng viêm và kích thích niêm mạc tại đây. Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, ngứa mũi, nước mũi chảy ra giàn giụa hoặc nghẹt mũi, rất khó chịu.
  • Những người có cơ địa dị ứng như hen phế quản, viêm da cơ địa, mề đay mãn tính,... thì nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn những người khác. Ngoài việc xâm nhập theo đường hô hấp, các tác nhân gây kích thích còn có thế vào cơ thể qua đường da hoặc qua đường ăn uống.
  • Đối với những phụ nữ có cơ địa dị ứng thì khi mang thai sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường. 

3.Triệu chứng bị viêm mũi dị ứng khi mang thai.

triệu chứng viêm mũi dị ứngKhi bị viêm mũi dị ứng, thai phụ có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Hắt hơi liên tục, có thể hắt hơi theo cơn hoặc thành tràng dài;
  • Chảy nước mũi ra ngoài hoặc xuống họng, nước mũi không mùi, có màu trong;
  • Ngứa mũi, tai, cổ họng, mắt hoặc ngứa da;
  • Nghẹt mũi, có thể nghẹt ở một hoặc cả 2 bên;
  • Mắt đỏ, xuất hiện quầng thâm hoặc chảy nước mắt;
  • Đau đầu, nhức mũi;
  • Ngủ ngáy, phải thở bằng miệng;
  • Ho khan, đau họng, ho có đờm.

4. Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai không?

Khi mang thai có các biểu hiện bất thường về sức khỏe đều khiến mẹ bầu lo lắng vậy nên bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không cũng chính là thắc mắc của rất nhiều người. Những trường hợp mẹ bầu bị viêm mũi dị ứng, đặc biệt là những trường hợp chỉ bị dị ứng ở mức độ nhẹ thì thường không có sự ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, khi những triệu chứng viêm mũi dị ứng ngày càng nghiêm trọng và mẹ bầu không thể kiểm soát được bệnh thì thai nhi cũng có thể gặp phải những ảnh hưởng gián tiếp nhất định.

Viêm mũi dị ứng, đặc biệt là những cơn hắt hơi liên tục, ngạt mũi,… có thể khiến bà bầu vô cùng mệt mỏi, dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém, căng thẳng, một vài trường hợp có thể dẫn đến viêm họng, viêm mũi mạn tính. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai

Khi bị viêm mũi dị ứng, mẹ bầu có thể phải đối mặt với tình trạng giảm cung cấp oxy trong khi ngủ và dẫn đến lượng oxy cung cấp đến thai nhi bị giảm theo. Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như tăng huyết áp thai kỳ hay tình trạng thai nhi chậm phát triển.

5. Biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng khi mang thai

điều trị viêm mũi dị ứng

Phụ nữ mang thai cần chú ý những vấn đề sau để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng hữu hiệu:

  • Tìm hiểu dị nguyên gây viêm mũi dị ứng để phòng bệnh hiệu quả;
  • Giữ nhà cửa, môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt;
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như sữa, trứng, thủy hải sản,...;
  • Không nuôi thú cưng như chó, mèo trong nhà;
  • Giữ ấm cho cơ thể cẩn thận khi trời trở lạnh, đặc biệt là vùng cổ và mũi;
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày, đánh răng ngay sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy;
  • Nên đeo khẩu trang khi quét dọn nhà cửa và khi ra ngoài đường.

Như vậy, có thể nói rằng, bà bầu mắc viêm mũi dị ứng sẽ không đáng lo ngại nếu bệnh ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu bệnh xảy ra những dấu hiệu nghiêm trọng thì mẹ bầu không nên chủ quan mà cần tìm gặp bác sĩ để điều trị, kiểm soát bệnh tốt, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn. 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?