Mang thai có dễ mắc bệnh tuyến giáp không?

11:25 - 10/03/2022 Lượt xem: 344 Tác giả: Kim Ngân

Bệnh tuyến giáp là bệnh phổ biến ở Việt Nam và thường gặp nhất ở nữ giới. Vậy phụ nữ mang thai có dễ mắc bệnh tuyến giáp không? Hãy cùng phòng khám tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những thay đổi của tuyến giáp khi mang thai

Thay đổi về hóc môn: Khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra 2 hóc môn chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hóc môn TSH (hóc môn kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hóc môn sinh dục nữ) sẽ làm tăng hóc môn tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hóc môn tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.

- Thay đổi về kích thước: Tuyến giáp có thể thay đổi về kích thước trong quá trình mang thai: Kích thước lớn hơn khoảng 10- 15%, gọi là bướu cổ. Tỷ lệ này cao hơn ở phụ nữ sống ở vùng núi - nơi thiếu hụt I ốt. Siêu âm là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện tăng kích thước tuyến giáp. Khi thai phụ có tăng kích thước tuyến giáp thì nên đến gặp bác sỹ để được xét nghiệm chức năng tuyến giáp.

2. Tác động của chức năng tuyến giáp đến mẹ và bé?

Trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của người mẹ. Hết 3 tháng đầu, cơ thể của bé sẽ tự sản xuất ra hóc môn tuyến giáp. Mặc dù vậy, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng I-ốt bà mẹ ăn vào.

3. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai

Mang thai có dễ mắc bệnh tuyến giáp không

Nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp trong thời kỳ mang thai chủ yếu là do viêm tuyến giáp mạn tính có tính chất tự miễn hay còn gọi là bệnh Hashimoto. Có những trường hợp có thể mắc bệnh Hashimoto từ trước khi có thai hoặc ở lần mang thai đầu tiên. 

Ngoài ra, các nguyên nhân gây rối loạn chức năng tuyến giáp khác bao gồm:

  • Do bà mẹ đã bị cắt tuyến giáp
  • Điều trị iodine phóng xạ
  • Do bệnh nhân đang điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp liều quá cao.
  • Bướu giáp độc đa nhân
  • Hạt giáp tăng tiết quá nhiều hormone giáp trạng
  • Tiêu thụ lượng iốt quá mức.

Những phụ nữ mang thai có tiền sử gia đình có nhiều người bị bệnh tuyến giáp, những người đã bị viêm tuyến giáp, có bướu cổ to hoặc suy giáp trong lần có thai trước, và cả những sản phụ sống trong những vùng bị thiếu iot cần được theo dõi và thăm dò.

4. Bệnh lý tuyến giáp thường gặp khi mang thai.

Cường giáp

Các triệu chứng của cường giáp có thể giống với các triệu chứng của thai kỳ bình thường, như sau:

  • Nhạy cảm với nhiệt.
  • Tăng huyết áp
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Luôn có cảm giác lo lắng, bồn chồn.
  • Buồn nôn, nôn nhiều.
  • Đau sung ở cổ.
  • Tăng huyết áp.
  • Mắt mờ, khó ngủ,
  • Giảm cân hoặc tăng cân bất thường…

Các triệu chứng của cường giáp có thể giống với các bệnh khác. Do đó, mẹ bầu hãy đến bác sĩ chuyên khoa khám để biết được nguyên nhân chính xác nhất.

Suy giáp

  • Các triệu chứng của suy giáp có thể hơi nhầm lẫn với các triệu chứng của thai kỳ bình thường, bao gồm:
  • Cảm giác dễ mệt mỏi.
  • Táo bón.
  • Suy giảm trí nhớ.
  • Nhạy cảm với nhiệt độ thấp, chịu lạnh kém
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Đau hoặc khó chịu ở bụng…

5. Biến chứng của bệnh lý tuyến giáp khi mang thai

- Bệnh cường giáp không được kiểm soát trong thời kỳ mang thai có thể gây ra:

  • Tiền sản giật- tăng huyết áp nguy hiểm vào cuối thai kỳ.
  • Sẩy thai.
  • Sinh non.
  • Sinh nhẹ cân.
  • Tình trạng bão giáp. Đây là tình trạng mà nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao đột ngột.

- Đối với suy giáp, nếu không được kiểm soát trong thai kỳ có thể gây ra:

  • Thiếu máu (quá ít tế bào hồng cầu trong cơ thể khiến cơ thể không nhận đủ oxy)
  • Tiền sản giật.
  • Bất thường về nhau thai.
  • Sinh con nhẹ cân.
  • Trẻ sinh ra sau sinh dễ chảy máu…
  • Suy tim sung huyết (hiếm gặp)

Những biến chứng trên hầu hết xảy ra đối với thai phụ bị suy giáp nặng. Phần lớn những trường hợp thai phụ bị suy giáp nhẹ sẽ không có triệu chứng.

Rối loạn chức năng tuyến giáp ở phụ nữ mang thai nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm. Do đó, phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có nguy cơ cao cần đi sàng lọc lâm sàng xem có bị bướu cổ hay không. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang với hệ thống máy siêu âm hiện đại hàng đầu thế giới, cùng đội ngũ bác sĩ siêu âm có trình độ chuyên môn cao giúp phát hiện sớm các trường hợp dị tật, bất thường thai, bánh rau, dây rốn từ đó đưa ra những chẩn đoán và định hướng cho mẹ bầu an tâm. Để đặt lịch khám vui lòng truy cập Tại đây hoặc liên hện qua zalo: 0342.318.318 để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu đau bụng mẹ cần phải đi khám ngay
CẢNH BÁO các vấn đề về sức khỏe mẹ bầu thường gặp phải trong mùa lạnh
Dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh tim
Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con
Viêm gan C với thai nghén