Mẹ bầu ăn gì để làm giảm ốm nghén?

07:21 - 19/04/2021 Lượt xem: 325

Khi ốm nghén, các mẹ thường cảm thấy buồn nôn và nôn, dẫn tới những khó chịu trong cơ thể. Vậy khi bị nghén ăn gì để giảm bớt khó chịu đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu […]

Khi ốm nghén, các mẹ thường cảm thấy buồn nôn và nôn, dẫn tới những khó chịu trong cơ thể. Vậy khi bị nghén ăn gì để giảm bớt khó chịu đồng thời cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

1. Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tổng hợp của các biểu hiện khó chịu xảy ra giai đoạn 3 tháng đầu (thường từ 6 – 9 tuần) của thai kỳ. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói. Ốm nghén sẽ có xu hướng giảm dần sau tuần thai thứ 12 và chỉ còn rất ít trường hợp kéo dài đến 3 tháng giữa thai kỳ.

2. Vì sao bà bầu bị ốm nghén?

– Hormone HCG tăng

Hormone HCG (Human chorionic gonadotropin) là nguyên nhân chính gây ra chứng ốm nghén ở bà bầu. Khi mang thai, nồng độ HCG trong cơ thể người mẹ sẽ tăng lên gấp đôi, dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng. Mức độ HCG cao hay thấp còn là dấu hiệu nhận biết tuổi thai và các vấn đề sức khỏe liên quan đến thai nhi.

– Khứu giác của bà bầu nhạy cảm hơn

Rất nhiều phụ nữ chia sẻ rằng khi mang thai khứu giác của họ trở lên khó tính hơn, mỗi khi ngửi thấy mùi hương mạnh hoặc những mùi lạ như: nước hoa, khói thuốc lá, xăng dầu, thực phẩm… đều có thể khiến họ cảm thấy buồn nôn. Theo các nhà nghiên cứu, có một mối liên hệ giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mức độ estrogen tăng lên trong 3 tháng đầu thai kỳ, khứu giác sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các mùi lạ hơn và điều này giải thích rằng tại sao chị em bầu lại hay nôn ói khi ngửi mùi lạ.

– Thay đổi hệ tiêu hóa

Những thay đổi trong hệ tiêu hóa khi mang thai có thể làm nặng hơn triệu chứng ốm nghén. Trong thời gian đầu mang thai, mức độ progesterone tăng lên đáng kể, tác động lên tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Bên cạnh đó, progesterone còn tác động lên dạ dày, ruột và thực quản… gây ra chứng chậm tiêu hóa, tích tụ thức ăn trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn, nôn ói.

3. Biểu hiện thường gặp của ốm nghén

Triệu chứng thường gặp của ốm nghén khi mang thai là cảm giác buồn nôn và nôn liên tục. Các cơn nghén thường bị nặng hơn vào buổi sáng ngay khi thức dậy. Không chỉ vậy, cơn nghén cũng dễ khởi phát khi gặp mùi vị thức ăn, bị kích thích bởi ánh sáng hoặc tiếng động, nơi đông người… Chính vì nôn ói quá nhiều, không thể ăn uống được nên hầu hết các sản phụ sẽ bị sụt cân so với lúc trước khi mang thai. Thậm chí, có sản phụ phải đối diện với nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải mức độ trung bình cho đến nguy kịch.

4. Cách hạn chế cơn ốm nghén ở bà bầu

      • Ăn ít thực phẩm và chia thành nhiều bữa trong ngày.
      • Ăn/uống những thực phẩm có chứa gừng cũng giảm được chứng nôn ói.
      • Ăn những thực phẩm khô: bánh mì, bánh quy.
      • Uống nhiều nước.
      • Tránh xa các loại thực phẩm kích thích dạ dày như: chất béo, đồ chiên, đồ có mùi khó chịu.
      • Tập thể dục đều đặn.
      • Massage.

5. Mẹ bầu ăn gì để giảm nghén?

– Nước mía

nước mía làm giảm ốm nghén

Bà bầu bị nghén nặng cần chuẩn bị: 300g mía tím, 5g gừng tươi. Cách làm: mía tím nướng cho nóng, bỏ vỏ ép lấy nước. Gừng giã nhỏ cho vào nước mía quấy đều, chắt lấy nước bỏ bã, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn 30 phút, uống liên tục từ 3 – 5 ngày.

– Nước ô mai

Bà bầu cần chuẩn bị: 20 quả ô mai, 5g gừng tươi, 30g đường đỏ. Cho tất cả vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ rồi chắt lấy nước thuốc đặc, chia làm 3 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn 20 phút. Bà bầu bị nghén nặng cần uống liền 3 – 5 ngày.

– Canh sấu

Chuẩn bị: 5 quả (50g) sấu, 200g sườn lợn, 100g bí xanh, bột gia vị vừa đủ. Sấu cạo vỏ rửa sạch, sườn lợn rửa sạch chặt miếng ướp gia vị rồi xào chín, cho tất cả vào nồi, thêm nước vừa đủ đun sôi kỹ. Bí xanh bỏ vỏ rửa sạch, thái miếng. Khi sườn lợn đã nhừ, cho bí xanh vào đun sôi lại là được. Trước khi ăn nên dầm nát sấu, ăn ngày 2 lần lúc đói hoặc ăn với cơm. Bà bầu bị nghén nặng cần ăn liền 3 ngày.

– Me, sấu ngâm gừng

Chuẩn bị: 200g quả me, 200g quả sấu, 10g gừng, 30g đường trắng. Quả me, quả sấu cạo bỏ vỏ ngoài đem đồ chín, quả me bóc bỏ vỏ cứng. Gừng cạo sạch, giã nhỏ, trộn với đường, cho vào cùng quả me, sấu trộn đều đến khi đường tan hết là được.

– Cháo ý dĩ

Chuẩn bị: 15g ý dĩ, 100g gạo, 100g gừng, 20g đường đỏ. Ý dĩ, gạo xay thành bột, gừng giã nhỏ cho vào nồi, thêm nước đun trên lửa nhỏ cho sôi kỹ, đến khi cháo chín nhừ cho đường đỏ vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn nóng, ngày 2 lần lúc đói. Bà bầu bị nghén nặng ăn liên tục 3 ngày.

Khi mang thai, chị em cần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các món dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, tăng cường rau xanh, quả chín, các loại đậu, sữa. Nên kiêng các chất cay, nóng, rượu, cà phê, mỡ động vật, các món quay rán, thức ăn có nhiều gia vị dễ gây nôn. Cần nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái về tinh thần, tránh lo sợ, buồn bực. Nếu bị nôn quá nhiều khiến cơ thể gầy sút, mất nước và rối loạn điện giải… cần phải đến bệnh viện để được điều trị.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội … sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám, siêu âm thai, ổ bụng, xét nghiệm máu quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?