Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai không?

02:42 - 16/12/2020 Lượt xem: 414

Mang thai là một hành trình thiêng liêng với mỗi người phụ nữ. Hành trình kỳ diệu này được in dấu bởi rất nhiều hạnh phúc nhưng cũng thường trực vô vàn câu hỏi và lo lắng cho bé yêu sắp chào đời. Làm sao để con yêu luôn mạnh khỏe và phát triển tốt? Trong đó, cảm – ho gây nên không ít bận tâm với các bà bầu bởi đây là một trong các triệu chứng thường gặp khi mang thai. Vậy mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và cách xử trí khi mẹ bầu bị cảm ho như thế nào hiệu quả?

1. Tại sao phụ nữ có thai thường bị ho?

Khi mang thai, nồng độ estrogen tăng cao, lượng máu tăng trên toàn cơ thể dẫn đến tăng tiết dịch nhầy khiến đường thở bị thu hẹp, dễ xuất hiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Nếu bà bầu không được điều trị kịp thời thì đây là cơ hội để các virus, vi khuẩn xâm nhập gây cảm cúm, viêm đường hô hấp với biểu hiện ho (ho khan hoặc ho có đờm), sốt.

Bên cạnh đó, sự thay đổi nội tiết lúc mang thai cũng làm suy giảm miễn dịch. Theo đó, bà bầu dễ bị lây vi khuẩn hoặc virus từ môi trường hay từ những người xung quanh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ mưa sang nắng, nhiệt độ thay đổi từ ngoài đường vào máy lạnh và ngược lại càng làm cho nguy cơ này tăng cao.

2. Ho ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Ho dẫn đến co thắt ở vùng ngực gây cảm giác mệt và đau cho bà bầu có thể dẫn đến chán ăn; ngủ không được, suy nhược dẫn đến thai chậm phát triển.

  • Ho kéo dài, ho liên tục và ho mạnh sẽ kích thích dẫn đến có cơn gò tử cung; gây động thai sớm hoặc dọa sinh non với thai gần đủ tháng.
  • Ho có thể là một dấu hiệu báo hiệu tình trạng nhiễm trùng của cơ thể mẹ, nếu không phát hiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, đôi khi gây mất tim thai đột ngột.

3. Khi bị ho mẹ bầu nên làm gì?

Mẹ bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai không

  • Ngay từ khi mẹ bầu chớm có các dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi thì nên sử dụng một số bài thuốc trị ho bà bầu chiết xuất từ thảo dược như quất hấp mật ong, húng chanh hấp đường phèn… kết hợp với vệ sinh mũi thường xuyên 2-3 lần/ngày và uống nhiều nước, ăn các loại hoa quả như cam, quýt, quất, nho,… Tránh thực phẩm để lạnh, thực phẩm chiên rán,….
  • Chế độ ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, những gia vị có tính chất làm ấm; các loại thực phẩm để nâng cao sức đề kháng cơ thể như gừng, hành, tỏi, sả, nghệ.
  • Ngủ đủ giấc, vận động điều độ, không gắng sức.

 

 

  • Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có gió lạnh.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, súc miệng họng bằng nước muối sinh lý. Nên tắm bằng nước ấm, tắm nhanh, lau khô nhanh tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Giữ ấm cơ thể bằng tất chân, khăn quàng cổ.
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ; đặc biệt là thuốc kháng sinh.
  • Khi thấy có tình trạng ho kéo dài đặc biệt kèm theo sốt, có đờm, đau ngực,… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và có hướng dẫn theo dõi, điều trị cụ thể của Bác sĩ chuyên khoa.
  • Mẹ nên được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé.

Nếu các triệu chứng tai mũi họng nặng thêm và ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày (ăn không ngon, ngủ không yên- lúc này sẽ ảnh hưởng thai nhi nhiều) thì nên khám lại tại bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể và điều trị phù hợp. Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai và khám các bệnh phụ khoa uy tín tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và thăm khám để các chị em yên tâm về thai kỳ và sức khỏe của mình. Để đặt lịch khám, quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

 

 

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?