Mẹ bầu phải làm gì khi bị đau xương mu ?

07:47 - 15/09/2020 Lượt xem: 1821

Đau xương mu là hiện tượng thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ mặc dù không gây nguy hiểm gì nhưng cũng làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày. 1. Nguyên nhân chính gây đau xương mu là gì ? Sau khi mang thai, […]

Đau xương mu là hiện tượng thường gặp ở những tháng cuối của thai kỳ mặc dù không gây nguy hiểm gì nhưng cũng làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.

1. Nguyên nhân chính gây đau xương mu là gì ?

Sau khi mang thai, hai hóc môn thai kỳ relaxin và progesterone sẽ thúc đẩy dây chằng giãn nở giúp tăng tính linh hoạt của xương chậu, để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Hai bên xương chậu được kết nối bằng khớp xương mu ở phía trước; khớp có thể co dãn dưới sự hỗ trợ của hệ thống dây chằng; do đó khi hai hóc môn thai kì hoạt động thì toàn bộ vùng xương mu và dây chằng đều bị kéo căng; gây đau vùng xương mu. Ngoài ra, nếu xương chậu đã bị tác động mạnh hoặc bị chấn thương trước đó thì trong quá trình mang thai, áp lực của thai nhi cũng khiến cho vùng xương mu bị đau.

Các triệu chứng chính của đau xương mu là cảm giác đau ở vùng mu, nhưng nó cũng có thể kéo dài đến cả hai bên của xương chậu, tức là khớp hông nối từ đùi tới mông. Vì thế mà mẹ bầu sẽ thấy mình dễ bị đau mỏi vùng xương mu, khớp háng và xương chậu.

2. Những việc mẹ bầu cần làm để giảm cơn đau xương mu

Các cơn đau xương mu tuy không gây nguy hiểm gì cho mẹ bầu và thai nhi nhưng lại khiến mẹ vô cùng khó chịu và đau đớn mỗi khi di chuyển và vận động. Để giúp làm dịu cơm đau mẹ bầu hãy áp dụng một số biện pháp dưới đây nhé:

      • Chườm lạnh:

Khi bị đau có thể dùng phương pháp chườm lạnh để giảm viên hoặc sưng đỏ do viêm.

      • Xoa bóp:

Khi cảm giác khó chịu do triệu chứng đau xương mu kéo dài đến thắt lưng, lưng, mông hoặc chân, vv, bạn có thể xoa bóp chỗ đau, không nên quá dùng sức dẫn tới bị căng thẳng dẫn tới co thắt tử cung.

      • Dùng đai đỡ bụng bà bầu:

Đai hỗ trợ có thể giúp giảm bớt áp lực trong khoang chậu, giảm sự kéo căng của giúp mẹ bầu đỡ khó chịu hơn.

      • Phục hồi chức năng:

Thể dục khi mang thai và lời khuyên cho mẹ bầu

Thông qua chương trình tập luyện của bác sĩ phục hồi chức năng, tăng cường cơ sàn chậu bằng cách tập thể dục thích hợp hoặc giảm nén vùng chậu bằng các thiết bị trợ giúp khác.

      • Thuốc giảm đau:

Nếu cường độ đau đã ảnh hưởng đến thói quen hoặc hành động hàng ngày của bạn, hãy sử dụng thuốc giảm đau để giảm đau (nên hỏi thêm ý kiến của bác sĩ).

Trong cuộc sống hàng ngày ngoài các cách trên; mẹ bầu cũng có thể sử dụng các phương pháp sau đây để giảm đau:

      • Đặt một chiếc gối giữa hai chân của bạn trong khi bạn ngủ.
      • Khi di chuyển bàn chân và hông trên giường, bạn nên hành động song song hoặc đối xứng.
      • Sử dụng đệm nước
      • Bơi lội cũng có thể giúp giảm áp lực của khớp hông
      • Hai chân đối xứng khi đứng
      • Tránh ngồi dạng chân
      • Cố gắng ngồi khi thay quần áo
      • Di chuyển chậm
      • Đặt một chiếc gối sau lưng khi ngồi
      • Thường xuyên mát xa vùng dưới thắt lưng

Bài viết liên quan

Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Phòng khám 43 Nguyễn Khang đồng hành cùng Festival Mẹ bầu và em bé 2023
Hướng dẫn chi tiết cách đặt lịch Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang
Khám phụ khoa ở đâu tốt? - Địa chỉ khám phụ khoa uy tín Hà Nội
Những điều bí mật của phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang