Mẹ bầu uống nước như thế nào cho đúng cách

11:29 - 03/04/2022 Lượt xem: 919 Tác giả: Kim Ngân

Nước là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của con người đặc biết với mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu nước dễ dẫn đến các cơn co và kích thích sinh non. Uống nước nếu không đúng cách cũng sẽ khiến cơ thể mẹ không được cung cấp đủ nước và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Ngược lại uống nước đúng cách sẽ giúp mẹ bầu thoải mái và duy trì được một sức khỏe tốt. Mẹ bầu hãy cùng phòng khám tìm hiểu vấn đề uống nước như thế nào cho đúng cách nhé!

1. Tác dụng của việc uống đủ nước

  • Uống đủ nước không chỉ giúp các hoạt động bên trong cơ thể diễn ra thuận lợi. Nước còn giúp hấp thu tốt hơn những chất dinh dưỡng vào cơ thể mẹ và bào thai.
  • Giảm triệu chứng ốm nghén, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu…
  • Hạ nhiệt khi sốt.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng tiết niệu (nước tiểu được pha loãng sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng…)
  • Hạn chế tình trạng táo bón, trĩ, phù nề…
  • Cung cấp ẩm cho da.

Thiếu nước sẽ có biểu hiện: khô môi, khô da, khát nước, táo bón, không đổ mồ hôi, nước tiểu vàng đậm, đục….

2. Uống bao nhiêu nước là đủ

Mẹ bầu uống nước đúng cách

Hầu hết mẹ bầu đều biết 70% cơ thể con người là nước nên ý thức được rằng việc uống nước rất quan trọng. Trung bình mẹ bầu có thể uống 2–2,5 lít mỗi ngày.

Nếu vận động nhiều, hoặc mùa hè ra nhiều mồ hôi thì cần tăng lượng nước.

Ví dụ: Khi đi dạo ở công viên thì hãy đem theo chai nước, thỉnh thoảng nhấp một ngụm cho đỡ khát.

Nước hoa quả, nước ngọt vẫn là nước nhưng rất giàu calo và đường. Nếu mẹ bầu thuộc nhóm nguy cơ cao như thừa cân béo phì hay tiểu đường thai kỳ… thì hạn chế nước ngọt với nước hoa quả nhiều đường.

Nên chuẩn bị bình chia dung tích cố định để theo dõi lượng nước uống hàng ngày.

3. Đừng uống quá nhiều nước

Một số mẹ bầu hiểu rằng nước rất cần thiết cho phụ nữ mang thai chính vì vậy nhiều mẹ bầu nghĩ rằng càng uống nhiều nước càng tốt. Nhưng nước không phải cứ uống nhiều là tốt. Nếu mẹ uống quá nhiều nước trong một lần, nó sẽ bị đào thải ra ngoài mà chưa kịp hấp thu vào cơ thể để bổ sung nước.

Khi cơ thể nạp quá nhiều nước trong một thời gian ngắn. Thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước dư thừa và điều này kích thích tuyến thượng thận (chịu trách nhiệm đối phó với căng thẳng) quá mức. Khi có quá nhiều hormon căng thẳng trong cơ thể có thể còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Trước khi đi ngủ 2 tiếng mẹ bầu không nên uống nước để tránh đi tiểu vào ban đêm gây mất ngủ.

4. Uống lượng ít và chia làm nhiều lần

Việc uống nước vội vã sẽ khiến dạ dày trở nên khó chịu và đôi khi còn gây ra hiện tượng sặc nước.

Hãy uống nước từng ngụm nhỏ để chúng có thời gian hòa trộn và ổn định axit trong dạ dày, ngoài ra còn giúp làm dịu và không gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

Chia ra uống nước đều và nhiều lần trong ngày sẽ giúp hệ điều tiết trong cơ thể hoạt động hài hòa hơn, thay vì bạn nhịn uống một lúc lâu rồi uống thật nhiều trong một lúc bù lại.

Thay vì đứng hay đi lại để uống nước các mẹ bầu nên ngồi để uống, việc ngồi khi uống giúp cơ thể thư giãn các dây thần kinh, thận cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn.

5. Uống nước ấm thay vì nước đá lạnh

Uống nước ấm sẽ làm tăng lưu thông hệ bạch huyết và làm giảm tích tụ độc tố. Tốt nhất mẹ bầu nên uống nước ấm khoảng 40 độ hoặc nước thường.

 Không nên uống nhiều nước đá, uống nước đá cũng làm tăng tích tụ dịch đờm gây ho, cảm lạnh và nghẹt mũi, nước đá lạnh cũng khiến cho các mạch máu co lại, khiến các độc tố trong máu khó bị tống đẩy ra ngoài qua hệ bạch huyết và làm cản trở lưu thông máu mang dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

6. Không uống nhiều nước trước bữa ăn

Mẹ bầu uống nước đúng cách

Uống nhiều nước trước bữa ăn sẽ khiến dạ dày bạn không còn chỗ chứa thêm thức ăn nữa, lúc này khi nạp thức ăn vào, dạ dày sẽ không đủ không gian để thực hiện các hoạt động tiêu hóa, gây ra tức bụng, khó chịu.

Không nên uống nước quá gần bữa ăn hoặc trong bữa ăn vì nước sẽ pha loãng acid dạ dày không tốt cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Theo các chuyên gia thì trước khi ăn 30 phút nên nhấp ít nước để bôi trơn niêm mạc dạ dày để tiết đủ acid tiêu hóa thức ăn.

7. Không nên đợi khát mới uống nước.

Nên chủ động uống nước chia ra nhiều thời điểm trong ngày. Không nên đợi đến lúc khát mới uống vì khi cảm thấy khát là cơ thể đã thiếu nước. Do đó mẹ bầu hãy duy trì thói quen uống nước thường xuyên nhé.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch khám quý khách vui lòng truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?