Mẹ càng nghén con càng khỏe và thông minh

04:08 - 28/10/2020 Lượt xem: 322

Nghén là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ, khoảng 80% phụ nữ mang thai bị nghén với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…Nghén có thể xảy ra vào bất cứ buổi nào trong ngày; thường xuất hiện vào khoảng tuần […]

Nghén là tình trạng rất phổ biến trong thai kỳ, khoảng 80% phụ nữ mang thai bị nghén với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân, mất nước…Nghén có thể xảy ra vào bất cứ buổi nào trong ngày; thường xuất hiện vào khoảng tuần thai thứ 6 và giảm dần ở tuần thứ 12.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn ở bà bầu là do sự thay đổi nội tiết tố: sự gia tăng hormone chorionic gonadotropin (hCG) và estrogen. Ngoài ra, hormone tuyến giáp thyroxine cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén.

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản xuất lượng lớn hormone progesterone; chúng làm giãn các cơ trong hệ tiêu hóa; khiến cho thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản và gây ra cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, hormone này còn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra chứng khó tiêu, táo bón.

Ngoài ra còn do một vài nguyên nhân sau:

      • Do thói quen ăn uống thất thường
      • Hệ thần kinh của bà bầu trở nên nhạy cảm hơn với một số thực phẩm có mùi vị
      • Do di truyền: Thông thường mẹ bị nghén khi mang thai thì con gái cũng sẽ gặp tình trạng này

2. Nghén ảnh hưởng như thế nào đến thai ?

Nghén thường không ảnh hưởng đến thai nhi. Ngược lại nghén cho thấy thai đang phát triển tốt; bánh nhau tăng tiết một số nội tiết tố như Beta HCG, estrogen vào máu mẹ và làm mẹ bị nghén. Một số trường hợp mẹ đang nghén bỗng đột ngột hết nghén thì mẹ nên đi khám lại để kiểm tra tình trạng thai.

3. Khi bị nghén mẹ nên làm gì ?

Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để giảm cảm giác buồng nôn
      • Ăn nhiều bữa nhỏ, ăn ít ( ăn quá no hay nhịn đói quá lâu có thể gây buồn nôn, nôn).
      • Nên ăn bánh qui, ruột bánh mỳ vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy để trung hòa acid dạ dày sau một đêm ngủ dài sẽ giúp giảm tình trạng nôn nghén.
      • Uống nước ít một, chia thành nhiều lần để tránh mất nước. Nên uống trước và sau khi ăn 30 phút, tránh uống cùng khi ăn .
      • Thích gì ăn nấy khi có cảm giác muốn ăn.
      • Uống nước gừng, trà gừng loãng hoặc ngậm kẹo gừng để giảm cảm giác buồn nôn.
      • Tránh các loại mùi gây khó chịu có thể khởi phát cảm giác buồn nôn như mùi nước hoa, nước xịt phòng, nước tẩy rửa, mùi tỏi, cà phê… Mở cửa sổ để phòng thông thoáng và tránh nơi ngột ngạt.
      • Tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá ngọt, nặng mùi…
      • Thử các thức ăn đơn giản, dễ tiêu hóa, không mùi, không dầu mỡ, đồ khô như chuối, cơm, bánh mì, mỳ ý, khoai tây, ngũ cốc… Các loại thực phẩm mát lạnh như sa lát, sữa chua, trái cây hoặc súp lạnh cũng giúp ích cho hệ tiêu hóa trong thai kỳ.
      • Dành thời gian nghỉ nhiều hơn

Nếu sau khi thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt mà vẫn không cải thiện; hoặc tình trạng nghén ngày càng nặng lên thì mẹ nên đi khám để được bác sĩ tư vấn chế độ ăn, nghỉ ngơi hợp lý; và có thể mẹ sẽ được sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giảm nghén khi cần thiết.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ là địa chỉ khám thai lớn và uy tín nhất tại Hà Nội. Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ, để các mẹ bầu có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám vui lòng truy cập: dksan43nguyenkhang.vn

Hoặc liên hệ qua zalo: 0342.318.318, fanpage để được hỗ trợ.

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Vì sao các mẹ bầu lựa chọn phòng khám 43 Nguyễn Khang để khám thai?
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng