Một số điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai

16:24 - 14/10/2021 Lượt xem: 376 Tác giả: Thu Hoàng

Quá trình mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc. Niềm mong ước lớn nhất của người mẹ là sinh ra những đứa con khỏe mạnh, thông minh. Muốn vậy, việc chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ là vô cùng quan trọng, thậm chí là ngay từ lúc dự định có thai.

Mang thai là một cuộc hành trình đầy diệu kỳ để tạo nên một mầm sống mới và trở thành mẹ, cha là công việc khó khăn nhưng đầy hạnh phúc.

Chăm sóc sức khỏe cho thai nhi là cả một quá trình dài, đòi hỏi sự khoa học và cân đối. Một nghiên cứu từ năm 2010 cho thấy: Có đến 48% tỉ lệ thai phụ tăng cân nhiều hơn mức được khuyến nghị, dẫn tới việc sinh nở khó khăn, tăng nguy cơ mắc bệnh bẩm sinh ở thai nhi và khiến việc giảm cân sau sinh trở nên khó khăn.

1. Những đồ ăn mẹ bầu cần tránh trong thai kỳ

  • Đồ cay nóng, nước uống có ga, cafe, rượu, bia (bia có thể uống ít cho con sạch, da hồng).
  • Đồ lên men: dưa, cà, măng muối.
  • Mắm nêm, ruốc..
  • Rau ngót, ngải cứu, dứa, nhãn, đu đủ xanh (co bóp tử cung gây sinh non). Hạn chế rau dền, rau má (quá mát).
  • Chuối xanh, sầu riêng, thịt dê (nóng, sau con sốt dễ bị giật kinh phong - kinh nghiệm của người Hoa).
  • Đậu phộng (tăng nguy cơ bị dị ứng của trẻ).
  • Hạn chế đồ ngọt (tiểu đường thai kỳ).

mang thai

2. Những thực phẩm mẹ nên bổ sung trong thai kỳ

  • Mỗi ngày một lý nước cam (tăng sức đề kháng).
  • Mỗi ngày một hộp sữa chua (kháng viêm, tăng lợi khuẩn cho vùng kín, hạn chế đc viêm nhiễm trong thời kỳ mang thai).
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (tốt nhất nên uống nước ấm).
  • Bổ sung đầy đủ sắt, canxi theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Các loại quả nên ăn: bưởi, bơ, chuối, táo đỏ, vú sữa, đu đủ chín, ổi, hồng xiêm (giảm được viêm đường tiết niệu), lựu, sung.
  • Rau củ quả : cà rốt, khoai lang, bắp, rau lang (nhiều sữa, dễ sinh), súp lơ xanh, rau họ nhà cải, nấm, rau muống, bầu....
  • Thịt bò, cá lóc, cá chép (an thai), cá hồi (giàu omega 3 giúp con thông minh), trứng gà, tim heo, hải sản (tôm, cua, ghẹ ăn vào 3 tháng giữa là tốt nhất)
  • Uống nước mía, nước dừa ở ba tháng giữa của thai kỳ: nước mía tuần 2-3 lần (nhiều quá dễ bị tiểu đường thai kỳ). Nước dừa (tuần 3-4 quả, giảm dần về 3 tháng cuối tránh bị máu loãng, băng huyết khí sinh).
  • Không uống được sữa bầu thì uống sữa tươi không đường (bác sĩ khuyên uống sữa tươi không đường vào con, không vào mẹ)
  • Các loại hạt: hạnh nhân, óc chó, các loại đậu.

3. Thói quen sinh hoạt tốt cho mẹ bầu

mang thai

Ngoài ra, các bạn cũng cần chú ý đến thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Hạn chế quan hệ trong 3 tháng đầu và cuối, 3 tháng giữa chọn tư thế thoải mái, tránh đè lên bụng, qh nhẹ nhàng.
  • Siêng đi bộ cho xương chậu nở, dễ sinh nhưng cần đi lại nhẹ nhàng, 30 phút mỗi ngày là đủ.
  • Nằm nghiêng phía bên trái - tư thế tốt nhất cho mẹ và bé (kê thêm gối ở bụng, sau lưng, một cái kẹp giữa hai chân cho đỡ mỏi), tránh nằm ngửa vì thiếu oxy đến bé.
  • Nên mua quần lót không có đường may (đổi hết sang màu trắng để dễ kiểm tra khí hư (bầu hệ miễn dịch giảm dễ viêm nhiễm); quần màu trắng dễ nhìn thấy máu hoặc nước ối bị rỉ, thường xuyên kiểm tra đũng quần lót để kiểm tra bất thường) áo ngực bra, hoặc áo không gọng giúp thoải mái, dễ thở.
  • Tránh tự đi xe máy hoặc oto đường xa, đặc biệt vào những tháng cuối thai kỳ.
  • Nếu bị chuột rút, tê chân nấu nước nóng bỏ muối và gừng đập dập để ngâm, xoa bóp chân.
  • Cảm cúm (nấu cháo tía tô, uống trà gừng hạn chế vì nóng, ăn tỏi), không xông hơi, cảm sốt 2-3 ngày không bớt nên đi khám bác sĩ.
  • Sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nghe nhạc không lời vào buổi sáng, tối vào một giờ cố định (mỗi lần 15-30 phút). Đọc truyện cổ tích, thơ, đồng dao trước khi đi ngủ. Vào 3 tháng cuối thay đổi: buổi sáng cho bé nghe nhạc tiếng anh, thiếu nhi, buổi tối nghe nhạc không lời.
  • Ba mẹ thường xuyên nói chuyện, thủ thỉ vs thai nhi vừa giúp tăng cường tình cảm giữa vợ chồng, giữa vợ chồng vs con cái.
  • Không vê đầu ti, xoa bụng: kích thích co bóp tử cung gây sinh non.
  • Giữ lại tất cả phiếu siêu âm để bác sĩ tiện theo dõi và giữ lại làm kỉ niệm.
  • Theo dõi cử động thai vào những giờ cố định, bé ít đạp hay đạp nhiều hơn bình thường thì nên đi kiểm tra.
  • Xem các clip hướng dẫn cách rặn đẻ, chăm sóc trẻ sơ sinh để khỏi bỡ ngỡ.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Phá thai bằng thuốc và những lưu ý không thể bỏ qua
Các mốc siêu âm thai 3 tháng đầu mẹ bầu không nên bỏ qua
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng tinh trùng
Bí quyết vàng giúp cải thiện chất lượng trứng
Viêm lưỡi bản đồ - Dấu hiệu, triệu trứng và cách phòng ngừa