Ngôi thai nằm ngang có nguy hiểm không?

01:37 - 14/09/2020 Lượt xem: 4514

Vị trí của thai nhi là một yếu tố quyết định sự thành công và thuận lợi của quá trình sinh đẻ. Thông thường từ tuần thai thứ 28 thai nhi bắt đầu xoay đầu và chúc đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai. Và đến tuần 35 thì những đứa trẻ “cứng đầu” cũng sẽ xoay đầu theo ngôi thuận để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình. Tuy nhiên, không phải “kịch bản” mang thai lúc nào cũng “màu hồng” như thế. Nhiều mẹ bầu mắc các trường hợp ngôi thai bất thường dù đã sắp đến ngày sinh. Một trong số đó là ngôi thai nằm ngang. Vậy thai nằm ngang có nguy hiểm không? Hãy cùng phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ngôi thai nằm ngang là gì?

Ngôi thai nằm ngang là trường hợp phần của thân mình như lưng, mạng sườn, bụng… của thai trình diện trước eo, làm chắn cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng nên không thể sinh qua đường ngã âm đạo và phải sinh mổ. Đây là loại ngôi thai rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong các kiểu ngôi thai. Khi thai nhi đủ tháng cần mổ chủ động lấy thai.

Một số nguyên nhân khiến ngôi thai nằm ngang có thể là:

      • Người mẹ bị dị dạng tử cung, rau tiền đạo, bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng;… gây ảnh hưởng đến sự bình chỉnh của thai nhi.
      • Việc người mẹ mang đa thai cũng có thể khiến ngôi thai nằm ngang
      • Đa ối, ối ít hoặc do thai chết lưu
      • Dây rốn quá ngắn làm cho thai nhi không xoay hoặc xoay nửa chừng thì không xoay được nữa. Ngược lại, dây rốn quá dài và quấn cổ cũng khiến thai nhi không xoay đầu được
    • ngôi thai nằm ngang
      • Có thể do khung chậu của người mẹ cong, khung chậu hẹp
      • Hậu quả từ các cuộc phẫu thuật ở tiểu khung gây xơ dính; làm cho trục của tử cung bị lệch
      • Sinh sớm là nguyên nhân và hậu quả của thai ngôi vai.
      • Một số trường hợp nhau bám thấp cũng gây cản trở sự điều chỉnh của thai trong bụng mẹ vào những tháng cuối của thai kỳ.

2. Ngôi thai nằm ngang có nguy hiểm không?

Ngôi thai nằm ngang có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi, lý do là bởi:

      • Do ngôi thai nằm ngang chắn ngay tử cung khiến cho quá trình sinh nở của người mẹ khó khăn hơn.
      • Do áp lực của tử cung không đều, dễ phát sinh màng thai rách sớm, có khi bị đứt dây rốn suy thai cấp, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến việc vỡ tử cung.
      • Thai nhi có thể bị ngạt không thở được và tử vong trước khi có thể chui ra ngoài.

Vì vậy, trong trường hợp thai nằm ngang, việc mẹ sinh thường là không thể được do bé không lọt qua được khung chậu. Mà thay vào đó, các bác sĩ bắt buộc phải chỉ định sinh mổ để bảo đảm cho tính mạng của mẹ và bé. Nếu trường hợp mẹ sinh đôi, sau khi bé thứ nhất ra đời; bác sĩ sẽ phải cố gắng xoay vị trí để em bé thứ hai có thể ra đời bình thường.

Như vậy, ngôi thai ngang là một trong những dạng ngôi thai nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh nở, có thể gây biến chứng lúc sinh. Khi gặp phải ngôi thai này, tốt nhất, mẹ nên thực hiện chỉ định của bác sĩ và không nên quá lo lắng bởi sinh mổ vẫn đảm bảo được sự an toàn cho bé.

3. Chẩn đoán và xử trí ngôi thai nằm ngang

Thai phụ mang thai ngôi ngang cần được theo dõi tích cực ở 3 tháng cuối thai kỳ

Cách dễ dàng nhất để chẩn đoán ngôi ngang là siêu âm; quan sát tử cung, nếu thấy tử cung rộng và bè ngang bất thường, cần nghĩ ngay đến trường hợp ngôi ngang. Ngoài ra, khám âm đạo khi mang thai thấy tiểu khung rỗng hoặc khi chuyển dạ sờ thấy mỏm vai, nách và xương sườn của thai nhi cũng biết thai có ngôi ngang.

Ngôi ngang không thể đẻ theo phương pháp tự nhiên, chỉ có thể đẻ mổ. Ngoài ra, cần chẩn đoán phát hiện sớm nếu không sẽ gặp những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi gặp ngôi ngang, bác sĩ có thể xử lý theo 2 cách sau:

– Ngoại xoay thai:

Ngoại xoay thai được thực hiện khi thai nhi quá 35 tuần, màng ối còn nguyên vẹn và có khả năng sinh thường. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây chuyển dạ sớm, vỡ ối; sa nhau thai nên hiện nay không còn áp dụng.

– Nội xoay thai:

Phương pháp này được tiến hành khi cổ tử cung đã mở, tử cung không có sẹo mổ cũ. Thủ thuật được thực hiện bằng cách cho tay vào buồng tử cung và biến ngôi ngang thành ngôi mông. Dù đã xoay thành ngôi mông nhưng việc sinh thường cũng sẽ rất khó khăn. Do đó, sinh mổ trong trường hợp này vẫn là an toàn nhất. Mặc dù thời gian hồi phục sau sinh lâu hơn nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.

Việc xác định ngôi thai rất quan trọng vào cuối thai kỳ. Nên khám thai và siêu âm thường xuyên vào cuối thai kỳ để được xác định ngôi thai, theo dõi sự phát triển của thai nhi từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và những yếu tố cân nhắc giữa sinh thường và sinh mổ. Để đăng kí khám thai, siêu âm thai tại phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY; hoặc liên hệ zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Bài viết liên quan

Thuốc điều trị tăng huyết áp cho phụ nữ có thai
Các thuốc chống chỉ định trong thai kỳ, mẹ bầu cần nhớ
Vitamin A và nguy cơ dị tật thai nhi
Ngộ độc Paracetamol và lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai
Ốm nghén nặng, mẹ bầu nên dùng gì?